Thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm Hà Nội từng viết đơn mong được về quê cống hiến

GD&TĐ - Hà Huy Công từng trúng tuyển thẳng nhiều trường đại học top đầu thế nhưng em vẫn quyết chọn ngành Sư phạm theo đuổi niềm đam mê từ nhỏ của mình.

Hà Huy Công trong Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường Đại học, Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Ảnh NVCC.
Hà Huy Công trong Lễ tuyên dương thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường Đại học, Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Ảnh NVCC.

Hà Huy Công (2002) - sinh viên K70CLC ngành Sư phạm Sinh học, khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau 3,5 năm học đại học, em đạt GPA 4.0; là một trong 100 thủ khoa tiêu biểu, xuất sắc được thành phố Hà Nội vinh danh năm 2024.

Tốt nghiệp sớm với điểm GPA tuyệt đối

Cầm trên tay tấm bằng xuất sắc sau 3,5 năm học tập tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Huy Công được nhận về Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu – trường cũ của Công học để giảng dạy.

Nhìn lại hành trình cách đây gần 4 năm ngày mới bắt đầu bước chân vào cánh cổng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Công cùng nhiều người bạn của mình không khỏi ngưỡng mộ, trầm trồ trước những tiền bối khoá trên tốt nghiệp trước thời hạn và xếp loại xuất sắc.

“Em lấy đó làm động lực, tấm gương để cố gắng học tập”, Công chia sẻ và cho biết thêm, cũng như những sinh viên khác, môi trường đại học đã trao cho em cơ hội phát triển thêm nhiều khía cạnh; là thời gian để tự khai thác, mài dũa “từ viên ngọc thô cho tới khi tỏa sáng”, chỉ khác mỗi người sử dụng quỹ thời gian đó như thế nào sao cho phù hợp.

Với riêng bản thân em, em luôn coi trọng, trân quý ngôi trường đã chứng kiến sự trưởng thành, đổi thay trong suy nghĩ, ứng xử của bản thân.

“Để hôm nay đứng trên bục giảng, em dày dặn hơn về bản lĩnh, kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm, có được kết quả đó không thể thiếu sự đồng hành của bạn bè, thầy cô, gia đình”, Công trải lòng.

Trong thời gian học đại học, Công giành tới 2 giải Nhất trong cuộc thi cuộc thi Olympic Sinh học sinh viên Việt Nam lần II và III lần lượt vào các năm 2022, 2023, trong đó một lần là quán quân.

43c86764fc5745091c46-1012.jpg
Hà Huy Công thủ khoa ngành Sư phạm Sinh học. Ảnh NVCC.

Giải Nhì Giải thưởng Khoa học và Công nghệ dành cho sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2023… không ít người tò mò về cách học cũng như bí quyết được nam thủ khoa xứ Nghệ áp dụng.

Đáp lại câu hỏi đó, vị thầy giáo trẻ khiêm tốn nói: “Học để đạt được kết quả như mình mong muốn, bản thân ngoài việc chăm chỉ, dành thời gian học thật nhiều thì mỗi môn học phải có phương pháp học phù hợp mới thấy được hiệu quả.

Với những môn cần học thuộc nhiều ngay sau khi nghe giảng trên lớp về nhà, em sẽ học lại luôn để không bị quên kiến thức. Trước khi thi, em phải lại và tổng hợp kiến thức một lần nữa để không bị quên.

Riêng những môn chuyên ngành, em học hiểu bản chất, tận dụng những buổi học thực hành để ứng dụng kiến thức lý thuyết với thực tế làm sao nhớ lâu. Mấu chốt trong quá trình học vẫn là cần cù, chịu khó không ngại khổ”.

Trở về quê hương cống hiến

Cơ duyên khiến cho chàng trai xứ Nghệ quyết định chọn ngành Sư phạm mà từ bỏ qua nhiều ngành học "hot", có mức thu nhập khủng chính là những lần thấy mẹ đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức cho học sinh.

Công kể: “Mẹ em là một cô giáo. Ngày bé, em hay đi theo mẹ lên lớp, được nghe, nhìn công việc của người giáo viên. Cũng từ đó, em thấy được truyền lửa nghề giáo và ước mơ trở thành thầy giáo bắt đầu nhen nhóm từ cấp 2 cho đến tận bây giờ”.

Trước khi nhập học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tân thủ khoa Hà Huy Công đã viết đơn gửi đến Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An với nguyện vọng và mong ước của mình sau khi tốt nghiệp đại học được quay về cống hiến cho ngành Giáo dục của tỉnh.

Và tờ đơn năm ấy, nay đã thành sự thật, sau khi tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân xuất sắc, anh được phân về công tác tại Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An).

3a854158da6b63353a7a-4099.jpg
Hà Huy Công chụp lưu niệm cùng lớp anh chủ nhiệm năm học 2024 – 2025. Ảnh NVCC..

Trước đó trong thời gian đi thực tập, Công đã mạnh dạn xin về trường cũ và nhận được sự đón chào đón nồng nhiệt của thầy cô, học sinh ở trường đã tiếp thêm động lực cũng như tạo điều kiện cho nam thủ khoa có một kỳ thực tập 10 tuần diễn ra suôn sẻ.

Công kể: “Trước kỳ thực tập, em chủ yếu thực hiện những kỳ kiến tập, tức là làm công tác chủ nhiệm ở một số lớp ngoài trường đại học, vậy nên đây là lần đầu tiên mình đảm nhận tư cách giáo sinh thực tập, thực hiện vai trò đứng lớp, quản lớp khiến em khá hồi hộp, căng thẳng.

Tuy nhiên, được sự quan tâm của nhà trường, thầy cô, học sinh cũng như những góp ý đã giúp em trưởng thành hơn; gắn kết tình cảm giữa bản thân và học sinh hơn, thầy trò tương tác được với nhau nhiều hơn.

Cũng từ đó, em có suy nghĩ phải làm sao truyền được cho các em niềm đam mê với bộ môn mình giảng dạy, làm sao để gắn liền bài học với thực tiễn là điều mình luôn trăn trở”.

Đồng hành cùng Hà Huy Công trong thời gian dài, TS. Lê Thị Tươi - giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ: "Công là một sinh viên luôn chủ động trong mọi công việc. Em làm việc có kế hoạch nên luôn đạt được mục tiêu đã đặt ra. Đặc biệt, Công mang phong cách làm việc chuyên nghiệp, có tinh thần cầu thị, học hỏi những điều mới.

Hiện tại, khi đã có những thành tựu mà nhiều bạn khác phải mơ ước, thế nhưng Công chưa dừng lại, chưa hài lòng với những điều đó mà luôn đặt ra mục tiêu cao hơn để cố gắng, nỗ lực hơn nữa cho sự nghiệp của mình.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.