Thu hút, đãi ngộ và tôn vinh để có được giáo viên giỏi

Thu hút, đãi ngộ và tôn vinh để có được giáo viên giỏi
Ông Trần Công Phong - Chủ tịch Công đoàn GDVN
Ông Trần Công Phong - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam

(GD&TĐ) - Cơ chế chính sách là vấn đề quan trọng nhất để thu hút giáo viên giỏi lên công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn - ông Trần Công Phong, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam khẳng định.

- Ông đánh giá thế nào về những đóng góp của đội ngũ giáo viên hiện nay, đặc biệt là những thầy cô hiện đang công tác tại những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn?

- Đội ngũ nhà giáo có vai trò vô cùng to lớn; đặc biệt, đội ngũ giáo viên đang công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đóng góp của họ lại càng có ý nghĩa hơn. Vì muốn đạt được kết quả, ngoài hoạt động lên lớp bình thường như các giáo viên vùng khác, họ phải vượt qua muôn vàn khó khăn để bám trường, bám lớp; thậm chí đến từng gia đình để động viên, tạo điều kiện giúp đỡ học sinh tới trường. Ở những vùng đó, việc duy trì sĩ số lớp đã là việc rất khó khăn.

Không chỉ thế, nhiều thầy cô còn chăm sóc học sinh như người mẹ, lo cho học sinh từng bữa ăn, chỗ ở, áo quần và nhiều điều khác nữa cho việc học của các em... Có thể nói, đóng góp của các thầy cô, thầm lặng nhưng vô cùng to lớn.

- Theo ông, lương cũng như các chế độ đãi ngộ đối với giáo viên vùng khó hiện nay đã thực sự xứng đáng với công sức của họ hay chưa?

- Hiện nay, đánh giá của Chính phủ cũng như theo điều tra của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đều thống nhất nhận định: Lương tối thiểu hiện nay chỉ đáp ứng được 60% mức sống tối thiểu. Như vậy, không chỉ giáo viên mà nhìn chung cả cán bộ công chức, viên chức, người làm công ăn lương, thu nhập hiện nay chưa thể đảm bảo một cuộc sống tốt.

Trong thực tế, chúng ta đã có những chính sách quan tâm đến giáo viên vùng khó. Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và các cấp, ban ngành có liên quan đều đề xuất với Chính phủ để có những quy định mang tính chất phụ cấp thu hút. Về phương diện Công đoàn, chúng tôi cũng nhận thấy ngoài việc thu hút cho giáo viên thì cũng nên suy nghĩ thêm chính sách đối với con em, gia đình họ để góp phần cho các nhà giáo ổn định cuộc sống.

- Vậy để thu hút được giáo viên, đặc biệt là giáo viên giỏi vùng khó, ngành Giáo dục và các cơ quan chức năng cần tiếp tục có giải pháp và cơ chế chính sách như thế nào, thưa ông?

- Hiện nay, quy hoạch nguồn nhân lực của chúng ta đã tiến hành trong toàn Ngành và không chỉ ngành Giáo dục đã làm việc này. Còn việc thu hút giáo viên, nhất là giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi về công tác vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, theo tôi, gốc vẫn là cơ chế chính sách.

Cơ chế chính sách ở đây bao gồm cả thu hút, đãi ngộ và tôn vinh.

Cụ thể, trước hết, chúng ta phải xem xét lại các cơ chế chính sách hiện nay thu hút đội ngũ giáo viên giỏi đã phù hợp hay chưa. Nếu chỗ nào chưa phù hợp thì phải sửa đổi, bổ sung. Đặc biệt là vấn đề luân chuyển giáo viên. Theo tôi biết, hiện việc giáo viên lên công tác vùng khó sau 5 năm trở về đang là bài toán rất khó và vẫn đang tìm lời giải.

Vì vậy, chúng ta phải tính toán là sau 5 năm đó, chế độ tiếp theo của giáo viên cũng cần phải được duy trì, thậm chí còn phải tốt hơn. Nếu chúng ta tiếp tục thu hút họ từ năm thứ 6 trở đi thì chính sách phải không những bằng 5 năm đầu mà thậm chí phải hơn nữa thì những giáo viên này mới có cuộc sống ổn định, lâu dài được.

- Xin cảm ơn ông!

Hiếu Nguyễn (ghi)

TIN LIÊN QUAN
 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.