Thu hồi vật phẩm có “đường lưỡi bò”: Tiêu huỷ hay xung công?

GD&TĐ - “Đường lưỡi bò” phi pháp đang len lỏi vào từng góc nhỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Việc này hết sức nguy hiểm, nhiều chuyên gia khẳng định, cần “nghiêm trị” các hành vi trên.

Thu hồi vật phẩm có “đường lưỡi bò”: Tiêu huỷ hay xung công?

Vũ khí truyền thông phi pháp

Thời gian gần đây, mật độ xuất hiện của “đường lưỡi bò” phi pháp trên lãnh thổ Việt Nam ngày càng nhiều. Cách đây không lâu, người tiêu dùng phát hiện loạt xe ô tô Zotye T600 đời 2017 (xe Trung Quốc) đang bán tại thị trường Việt Nam có cài “đường lưỡi bò” trên chức năng định vị. Theo đó, bản đồ định vị trên xe Zotye T600 xuất hiện “đường lưỡi bò” phi pháp bao khắp Biển Đông.

Trước đó, Sở TT&TT TPHCM cũng đã xử phạt một doanh nghiệp du lịch vì phát hành ấn phẩm du lịch có in “đường lưỡi bò”. Bộ phim hoạt hình Everes: Người tuyết bé nhỏ cũng phải ngừng chiếu khỏi hệ thống rạp bởi xuất hiện hình ảnh “đường lưỡi bò” trong phim.

Đáng chú ý, mới đây nhất, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ bị phát hiện sử dụng giáo trình có in “đường lưỡi bò”. Ông Vũ Văn Hóa - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ cho biết, cuốn giáo trình này của Khoa Trung - Nhật được phía đối tác phía Trung Quốc tặng.

Ngày 4/11 vừa qua, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã quyết định gỡ bỏ toàn bộ phần mềm có “đường lưỡi bò” trên chiếc xe Volkswagen Touareg rồi tịch thu, xung công. Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo các cơ quan hải quan địa phương kiểm tra thực tế, giám sát chặt chẽ, trong đó lưu ý kiểm tra thiết bị định vị vệ tinh có cài đặt phần mềm dẫn đường đối với ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc.

Cũng trong ngày 4/11, Phòng an ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an Hà Nội đã làm việc với lãnh đạo Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội để làm rõ việc giáo trình Khoa Trung - Nhật có chứa bản đồ in hình “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Cần có biện pháp triệt để xử lý tình trạng truyền thông phi pháp bằng bản đồ “đường lưỡi bò”.
 Cần có biện pháp triệt để xử lý tình trạng truyền thông phi pháp bằng bản đồ “đường lưỡi bò”.

Xung công hay tiêu huỷ?

Ngay sau khi phát hiện các vật phẩm có in hình “đường lưỡi bò” phi pháp, các cơ quan chức năng đã vào cuộc tiến hành thu giữ. Tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ, một số giáo trình liên quan đến sự việc đã được lực lượng Công an TP Hà Nội lập biên bản, mang về phục vụ cho quá trình điều tra. Đối với các ấn phẩm có in “đường lưỡi bò” cũng bị cấm lưu hành ngay khi bị phát hiện.

Tuy nhiên, về việc thu giữ xe ô tô Volkswagen Touareg rồi xung công đang nhận được ý kiến trái chiều. Đại biểu QH Hoàng Văn Cường – Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách khẳng định, những hàng hóa vi phạm về chính trị, chủ quyền lãnh thổ của chúng ta, cần cương quyết thu hồi hoặc hủy bỏ. Đồng quan điểm, Đại biểu QH Nguyễn Minh Đức - Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội cho rằng, cần phải tiêu hủy chiếc ô tô Volkswagen Touareg chứa bản đồ “đường lưỡi bò” phi pháp.

Không kể chiếc xe bị thu hồi thực tế đã được nâng cấp chuyển sang tiếng Việt, bản đồ hiển thị trên xe đã chuyển thành Google Maps và mất đi “đường lưỡi bò”. Tuy nhiên, rõ ràng việc cập nhật phần mềm trên không giải quyết tận gốc vấn đề, bởi nếu chỉ cần nhà sản xuất xe thay đổi lại phần mềm thì “đường lưỡi bò” có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, Luật sư Phạm Văn Hướng cho rằng, rất khó xung công chiếc xe Volkswagen Touareg sau khi thu giữ bởi giá trị của chiếc xe vượt quá quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe công. Còn tịch thu, xung công rồi tổ chức bán đấu giá thì có thể xảy ra nguy cơ xe chiếc bị bán với giá rẻ hơn so với giá trị thực tế. Đề xuất hướng xử lý, luật sư Phạm Văn Hướng cho rằng, việc tiêu hủy chiếc xe là phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.

Còn Luật sư Kiều Anh Vũ cho rằng, luật cho phép tiêu hủy chiếc xe nếu xác định “làm phương hại đến an ninh quốc gia”. “Chiếc ô tô có bản đồ “đường lưỡi bò” rõ ràng là hàng hóa phương hại đến an ninh quốc gia của Việt Nam, trái với truyền thống lịch sử của Việt Nam” - ông Vũ nói.

Trong khi đó, Luật sư Hà Hải (Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng, hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định nếu phần mềm trong sản phẩm phản ánh sai bản đồ Việt Nam thì phải tiêu hủy toàn bộ sản phẩm. “Cũng không có quy định cho phép các cơ quan có thẩm quyền tiêu hủy nguyên sản phẩm chỉ vì lỗi phần mềm”, ông Hải nói.

Tuy nhiên, ông Hải chia sẻ quy định của chung của pháp luật lại cho phép: Nếu sản phẩm được trưng bày, lưu hành mà vi phạm điều cấm của pháp luật thì buộc chủ sở hữu phải tiêu hủy.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.