Thú chơi ngông của các “cậu ấm” Trung Quốc tại Mỹ

Các học sinh, sinh viên Trung Quốc giàu có tới trường học ở Mỹ vào ban ngày và khoe đẳng cấp xã hội của họ trong những cuộc gặp gỡ bí mật vào ban đêm.
Thú chơi ngông của các “cậu ấm” Trung Quốc tại Mỹ

Những cuộc "gặp mặt để khoe khoang" này thường có sự hiện diện của các cô nàng xinh đẹp với váy ngắn cũn cỡn, túi xách hàng hiệu trên tay, giày cao gót đắt tiền dưới chân và hiển nhiên là các siêu xe, với đủ loại từ Maserati, Ferrari, Bentley cho tới Lamborghini.

Thú chơi ngông của các “cậu ấm” Trung Quốc tại Mỹ ảnh 1

Ảnh minh họa.

Tuần trước, trang web đa phương tiện Vocativ đã đăng lên một đoạn video dài 3 phút, hé lộ về lối sống này của những người trẻ tuổi và giàu có tới từ Trung Quốc. 

"Tôi có 3 chiếc Ferrari và đây là chiếc mới nhất" - Một cậu trai khoe khoang trong đoạn video khi nói chuyện với người dẫn chương trình Kristie Hang tại một cuộc gặp gỡ và khoe siêu xe ở thung lũng San Diego, bang California.

Khi được hỏi vì sao lại chọn mua chiếc xe Ferrari mới nhất có giá tới 270.000 USD một chiếc, cậu trả lời: "Tôi đang theo học ở California và chiếc xe này có tên là California... rất lãng mạn".

Thú chơi ngông của các “cậu ấm” Trung Quốc tại Mỹ ảnh 2

Cậu sinh viên khoe "Tôi có 3 chiếc Ferrari". Ảnh: Yahoo Singapore

Phần tiếp theo trong đoạn video, một nữ sinh viên người Trung Quốc đã tới sự kiện trong một chiếc xe Maserati. Cô nói bằng tiếng Quan thoại rằng đã theo học tại một ngôi trường ở bang California, nhưng thường lái xe Audi tới trường thay vì chiếc Maserati kể trên.

Một nam sinh viên khác mới chỉ 20 tuổi cũng thừa nhận rằng cậu thường cất chiếc Lamborghini ở nhà và lái xe khác tới trường.

Theo đoạn video đăng trên Vocativ, có 235.000 học sinh, sinh viên Trung Quốc đang theo học tại các trường trung học và đại học ở Mỹ. Với phần lớn các thanh thiếu niên giàu có này, cha mẹ là nguồn cấp tiền duy nhất để chúng thỏa mãn thú vui xa xỉ của mình.

Câu hỏi đặt ra là vì sao các thanh thiếu niên này lại phải bí mật gặp nhau? Hang cho biết chính quyền Trung Quốc rất nhạy cảm trong việc hé lộ cuộc sống của con cái những người thuộc giới thượng lưu. 

Vì thế, những người trẻ tuổi này thường bí mật gặp gỡ nhau, thông qua việc sử dụng một phần mềm chat rất được ưa chuộng ở Trung Quốc.

Theo một báo cáo của Ngân hàng thương mại Trung Quốc và công ty tư vấn Bain & Co. (Mỹ) xuất bản hồi tháng 4/2011, người giàu Trung Quốc - các cá nhân có tài sản hơn 10 triệu NDT - đã đầu tư khoảng 3,6 nghìn tỷ NDT (564 tỷ USD) ra nước ngoài.

"Bên cạnh việc tăng cường hoạt động di cư, còn có hiện tượng chuyển một lượng lớn tiền thuộc sở hữu tư nhân ra khỏi Trung Quốc, bất chấp việc nước này có chính sách kiểm soát tiền tệ rất chặt... ", Zhong Dajun, giám đốc tổ chức Trung tâm nghiên cứu và quan sát kinh tế Dajun ở Bắc Kinh cho hãng tin AP biết.

Zhong nói rằng hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài chủ yếu do các quan chức tham nhũng trong chính quyền thực hiện. Cũng bởi kiếm tiền một cách phi pháp nên những người này "lo sợ và cảm thấy có lỗi".

Mỹ hiện là điểm đến ưa chuộng nhất của người Trung Quốc di cư. Người giàu Trung Quốc ca ngợi hệ thống giáo dục và chăm sóc y tế của Mỹ. Năm ngoái, gần 68.000 người sinh ra ở Trung Quốc đã trở thành dân định cư lâu dài hợp pháp (được cấp thẻ xanh) ở Mỹ.

Theo AP, hoạt động trấn áp tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho tới nay đã khiến 180.000 đảng viên bị điều tra.

Theo danviet.vn
Thành viên NATO thừa nhận sai lầm

Thành viên NATO thừa nhận sai lầm

GD&TĐ - Bộ Tổng tham mưu Quân đội Canada đã nghe một báo cáo sai lầm, liên quan đến khả năng bổ sung kho vũ khí đạn dược của Nga.
Đạn pháo 155mm của Mỹ.

Nga không thể gây nhiễu đạn pháo Mỹ

GD&TĐ - Với dự án C-DAEM, những loại pháo như M109A6 Paladin và M777 có thể tấn công mục tiêu với độ chính xác rất cao cách 70km dù bị gây nhiễu.
Lực lượng Ukraine tại mặt trận Zaporozhye.

Cuộc phản công mới sắp bắt đầu

GD&TĐ - Theo Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Earl Rasmussen, Ukraine chuẩn bị cho một cuộc phản công mới và coi đây là hành động tuyệt vọng của Kiev.
Chùm ảnh làm giấy độc đáo ở Nepal

Chùm ảnh làm giấy độc đáo ở Nepal

GD&TĐ - Ở Nepal, mua thu hoạch nguyên liệu thô để làm giấy đã bắt đầu. Hầu hết người dân vùng núi của đất nước đều tham gia công việc này.
Minh họa/INT

Đồng minh rạn nứt

GD&TĐ - Mùa Đông khắc nghiệt đang đến gần càng làm cuộc xung đột thêm dai dẳng và được dự báo sẽ 'lành ít dữ nhiều' cho lực lượng Ukraine.