Thông xe đường Hồ Chí Minh sau sự cố sạt lở tại Quảng Nam

GD&TĐ - Vị trí sạt lở tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam đã được dọn dẹp và thông xe.

Vị trí sạt lở tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Quảng Nam đã được dọn dẹp. (Ảnh: Khu Quản lý đường bộ III)
Vị trí sạt lở tại đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Quảng Nam đã được dọn dẹp. (Ảnh: Khu Quản lý đường bộ III)

Ngày 28/11, thông tin từ Văn phòng Quản lý đường bộ III.1 (Khu Quản lý đường bộ III), vị trí sạt lở trên đường Hồ Chí Minh (đường Võ Nguyên Giáp, nội thị thị trấn Khâm Đức, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã được thông xe 2 chiều.

Đất đá sạt lở đã được dọn dẹp ở cả 2 làn của đường đôi. Các phương tiện đi các hướng từ tỉnh Kon Tum – TP Đà Nẵng và ngược lại đã có thể di chuyển điểm sạt lở.

ab78db348b6631386877.jpg
Công nhân dọn dẹp đất đá tràn xuống mặt đường. (Ảnh: Khu Quản lý đường bộ III)

Như Báo GD&TĐ đưa tin, lúc 20h ngày 26/11, tại Km1380 +500 đường Hồ Chí Minh (đường đôi nội thị thị trấn Khâm Đức) xảy ra sạt lở taluy dương gây ách tắc giao thông hoàn toàn.

Khối lượng đất đá sạt lở ước tính khoảng 2.000m3.

Ngay khi xảy ra sự cố, Thanh tra giao thông (Văn phòng Quản lý đường bộ III.1) phối hợp lực lượng CSGT địa phương tổ chức phân luồng giao thông để tránh ùn tắc.

Ngay trong đêm, Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ Quảng Nam - Đà Nẵng (đơn vị duy tu, bảo dưỡng tuyến đường) đã huy động nhiều máy móc, nhân công tổ chức dọn dẹp để sớm thông xe.

Lực lượng chức năng vẫn tiếp tục dọn dẹp bùn nhão tràn xuống lề đường.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Viêm quanh móng - chín mé

GD&TĐ - Đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân có một loại bệnh lý thường gặp mang tên viêm quanh móng hay còn gọi là chín mé.

Binh sĩ Israel tại Gaza.

Israel đang bị mắc kẹt

GD&TĐ - Thứ Ba tuần tới đánh dấu 15 tháng kể từ cuộc xung đột Trung Đông do Hamas tấn công Israel và cuộc ném bom và xâm lược của Israel vào Dải Gaza.

Indonesia có khoảng 60 loại keris khác nhau. Ảnh: Wikipedia.org

Linh kiếm của Indonesia

GD&TĐ - Nếu ở hầu hết các nền văn hóa, kiếm chỉ giữ vai trò vũ khí thì ở Indonesia, kiếm cổ truyền – Keris mang cả giá trị quân sự lẫn tâm linh.