Theo dữ liệu được trình bày, tính tại thời điểm đầu năm 2019 có khoảng 13 865 đầu đạn hạt nhân thuộc sở hữu của chín quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Pháp (300), Trung Quốc (290), Anh (200), Pakistan (150-160), Ấn Độ (130 -140), Israel (80-90) và DPRK (20-30). Nga và Hoa Kỳ chiếm hơn 90% số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới. Trong đó số lượng đầu đạn triển khai chiến đấu là 3 750.
Israel có truyền thống tránh thảo luận về tiềm năng hạt nhân của mình. Tuy nhiên, như Viện nghiên cứu chỉ định Israel có khoảng 30 quả bom trọng lực có thể được đưa tới mục tiêu bằng máy bay chiến đấu phản lực.
Khoảng 50 đầu đạn còn lại có thể được lắp đặt trên một số loại tên lửa đạn đạo, ví dụ như tên lửa tầm trung “Jericho III” (ước tính đạt cự ly khoảng 5,5 nghìn km).
Báo cáo còn đề cập đến việc Israel hiện đại hóa các tàu ngầm “Cá heo” trước đây được mua từ Đức. Khả năng nó cũng có thể mang theo tên lửa hành trình chứa đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận.
Theo báo cáo, Israel cũng giống như Ấn Độ để tạo vũ khí hạt nhân chủ yếu sử dụng plutonium, còn uranium thì không nhiều.