Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam

GD&TĐ - Mỗi loại vắc xin Covid-19 có hiệu quả bảo vệ phòng bệnh khác nhau. Dưới đây là những thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 Việt Nam đang tiêm.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Vắc xin AstraZeneca

Theo Bộ Y tế, vắc xin phòng Covid-19 AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ trước tác nhân gây bệnh Covid-19 từ 62% đến 90% theo kết quả nghiên cứu lâm sàng. Lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách giữa 2 mũi từ 8 đến 12 tuần.

Vắc xin Covid-19 do Tập đoàn AstraZeneca sản xuất đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp tại 181 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp.

Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 119 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng số vắc xin đã sử dụng khoảng 980 triệu liều.

Tại Việt Nam, vắc xin AstraZeneca đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.

Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 8.716.290 liều sau 15 đợt giao Vắc xin . Vắc xin AstraZeneca được triển khai tiêm chủng tại Việt Nam từ tháng 3/2021, hiện đang có số lượng sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam.

Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 1
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 2
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 3
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 4
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 5

Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech

Vắc xin Comirnaty của Pfizer – BioNTech là vắc xin RNA (mRNA). Vắc xin mRNA giúp các tế bào cơ thể tạo ra một loại protein vô hại. Sau đó, protein vô hại này sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể tạo kháng thể chống lại vi rút SARS-COV-2.

Vắc xin mRNA không làm thay đổi hoặc tương tác với DNA của người được tiêm chủng theo bất kỳ cách nào, không sử dụng vi rút sống gây bệnh Covid-19; không thể gây bệnh Covid-19 cho người được tiêm chủng.

Vắc xin Comirnaty của Pfizer – BioNTech được Tổ chức Y tế thế giới thông qua chấp thuận sử dụng vắc xin trong trường hợp khẩn cấp vào ngày 31/12/2020. 

Vắc xin của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 97 quốc gia với khoảng 850 triệu liều đã được sử dụng.

Tại Việt Nam vắc xin Comirnaty của Pfizer – BioNTech đã được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại Quyết định số 2908/QĐ-BYT ngày 12/6/2021.

 Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 746.460 liều vắc xin Pfizer và đang triển khai tiêm chủng.

Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 6
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 7
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 8
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 9
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 10

Vắc xin Moderna

Vắc xin Spikevax do Moderna sản xuất đã được cấp phép sử dụng tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ và được Tổ chức Y tế thế giới đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp. Đến nay, vắc xin này đã được sử dụng tại 63 quốc gia với khoảng 340 triệu liều.

Vắc xin này đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng có điều kiện cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19. Tính đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng 5.000.100 liều  vắc xin Moderna do Chính phủ Mỹ viện trợ thông qua COVAX Facility và đang triển khai tiêm chủng.

Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 11
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 12
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 13
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 14
Thông tin cần biết về các loại vắc xin Covid-19 đang được tiêm tại Việt Nam ảnh 15
Nguồn: TTXVN, Bộ Y tế.
Nguồn: TTXVN, Bộ Y tế.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.