Thông qua các tuyên bố ASEAN về lao động – việc làm

GD&TĐ - Ngày 28/10, Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN (ALMM) lần thứ 26 và Hội nghị Bộ trưởng Lao động ASEAN+3 (ALMM+3) lần thứ 11 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự chủ trì của In-đô-nê-xia.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự hội nghị

Chủ động thích ứng với tương lai việc làm

Tham dự Hội nghị ALMM có 10 Bộ trưởng phụ trách Lao động các nước thành viên ASEAN, Tổng thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị.

Với chủ đề: “Thúc đẩy tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt của người lao động ASEAN trong tương lai việc làm”, Hội nghị đã rà soát các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động đã triển khai trong hai năm vừa qua, đồng thời trao đổi quan điểm của các nước về chủ đề của Hội nghị.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn ghi nhận các Tuyên bố được thông qua bao gồm:

Tuyên bố ASEAN về Phát triển Nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay, Tuyên bố của các Bộ trưởng Lao động ASEAN về tương lai việc làm:

Áp dụng công nghệ hướng tới tăng trưởng toàn diện và bền vững, Tuyên bố ASEAN về thúc đẩy việc làm xanh hướng tới công bằng và tăng trưởng bao trùm.

Đồng thuận ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư, Tuyên bố Viêng Chăn về chuyển đổi từ việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức hướng tới thúc đẩy việc làm thỏa đáng trong ASEAN,

Tuyên bố của các Bộ trưởng Lao động ASEAN về thúc đẩy an toàn vệ sinh lao động hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững…

Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đánh giá cao việc xây dựng và thông qua các Tuyên bố trên sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực trong ASEAN, tăng cường tính cạnh tranh  của lực lượng lao động. Đồng thời, thông qua kế hoạch công tác giai đoạn 2021-2025 trong kênh lao động....

Kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng đã thông qua Thông cáo chung Hội nghị ALMM lần thứ 26 nhằm phản ánh kết quả của Hội nghị. Các Bộ trưởng cũng nhất trí Hội nghị ALMM lần thứ 27 sẽ được tổ chức tại Phi-líp-pin vào năm 2022.

Khuyến nghị và cam kết thúc đẩy

Tại Hội nghị ALMM+3, Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nước ASEAN cùng các Bộ trưởng, Trưởng đoàn ba nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chia sẻ quan điểm, đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy tính cạnh tranh và chủ động thích ứng của người lao động ASEAN cũng như cam kết tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa ASEAN với ba nước đối tác.

Với vai trò Trưởng đoàn, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã đánh giá cao chủ đề “Thúc đẩy tính cạnh tranh, chủ động thích ứng và linh hoạt của người lao động ASEAN trong tương lai việc làm” của Hội nghị, vì nội dung này hoàn toàn phù hợp với chủ đề trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu Hà Nội

Những nội dung trao đổi về chủ đề sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng năng lực và sự chuẩn bị sẵn sàng cho nguồn nhân lực ASEAN nhằm giúp họ có thể tiếp tục công việc của mình và ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những thay đổi của thế giới công việc.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ, tại Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phá chiến lược của Chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020. Thông qua việc thực hiện Chiến lược này, tỷ lệ lực lượng lao động qua đào tạo có bằng hoặc chứng chỉ tăng từ 15,58% năm 2011 lên 24 % năm 2019 và ước tính đạt mục tiêu 25% vào năm 2020;…

Tiếp nối Chiến lược trên, Chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2021-2030 đang được Việt Nam xây dựng với việc tập trung vào Phát triển nhân lực thích ứng với cách mạng 4.0.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đồng thời đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của các nước thành viên ASEAN trong việc cùng Việt Nam xây dựng và thông qua Tuyên bố ASEAN về phát triển nguồn nhân lực cho thế giới công việc đang đổi thay và Lộ trình của Tuyên bố.

Việt Nam cam kết thực hiện các nỗ lực cùng ASEAN nhằm thúc đẩy hiệu quả việc triển khai các Tuyên đã được thông qua.

Hội nghị Bộ trưởng ALMM+3 đã thông qua Tuyên bố chung của Hội nghị. Các Bộ trưởng cũng nhất trí Hội nghị ALMM+3 lần thứ 11 sẽ được tổ chức tại Phi-líp-pin vào năm 2022.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Dù nhận thêm loạt vũ khí mới nhưng Ukraine chưa thể ngăn được đà tiến của quân đội Nga.

Đột phá Semyonovka mang đến cơ hội nào?

GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga hôm 29/4 thông báo quân đội từ Trung tâm Battlegroup đã hoàn thành việc kiểm soát khu định cư Semyonovka ở Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
Một góc quần đảo Nam Du. Ảnh: TG

Dạy học nơi đầu sóng

GD&TĐ - Quần đảo Nam Du gồm hơn 20 đảo lớn, nhỏ nằm sát nhau, thuộc sự quản lý của 2 xã: An Sơn và Nam Du (Kiên Hải, Kiên Giang).