Thống kê buồn về bóng đá Thái Lan

GD&TĐ - Tờ Siam Sport thống kê từ 2014 đến nay, Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) đã phải nộp tổng cộng 3,5 tỷ cho AFC.

FAT 7 lần bị AFC phạt trong mười năm qua vì nhiều sai phạm.
FAT 7 lần bị AFC phạt trong mười năm qua vì nhiều sai phạm.

Vừa qua, AFC ra án phạt tiền và cấm thi đấu đối với 7 thành viên đội U22 Thái Lan do tham gia vụ ẩu đả tại chung kết SEA Games 32. Trong đó, Thái Lan có 2 cầu thủ, 5 thành viên ban huấn luyện chịu án phạt. Indonesia cũng có 3 cầu thủ, 4 thành viên ban huấn luyện bị trừng phạt.

Cụ thể, mỗi người bị cấm hoạt động bóng đá 6 trận. Trong số 14 người có liên quan, 8 người nhận án phạt 1.000 USD. Liên đoàn bóng đá Thái Lan (FAT) phải nộp 10.000 USD tiền phạt, còn Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) bị phạt 18.000 USD.

Còn lại, HLV thủ môn Prasopchok Chokmoh, các chuyên viên kỹ thuật của đội U22 Thái Lan gồm Mayid Madada và Patrawut Wongsripuek, mỗi người bị cấm một năm.

Mới đây, tờ Siam Sport đưa ra thống kê giật mình về tần suất vi phạm của bóng đá Thái Lan tại các giải đấu do AFC quản lý, tổ chức. Theo đó, từ 2014 đến nay, FAT 7 lần bị AFC phạt và phải nộp phạt tổng cộng 148.125 USD (khoảng 3,5 tỉ đồng).

Ngoại trừ vụ việc xảy ra ở chung kết SEA Games 2023 là do ẩu đả, 6 vụ còn lại đều bởi cổ động viên đốt pháo sáng. Mới nhất có thể kể tới vụ đốt pháo sáng tại giải bóng đá bãi biển châu Á 2023 mà Thái Lan là chủ nhà (bị AFC phạt 70.000 USD), pháo sáng tại trận đấu vòng bảng AFF Cup 2016 do Thái Lan đăng cai (bị AFC phạt 30.000 USD)...

"Không chỉ là niềm vui hay thất vọng xung quanh kết quả thi đấu, bóng đá Thái Lan còn có những sự cố nằm ngoài sân cỏ, kìm hãm sự phát triển", Siam Sport bình luận khi thống kê chuỗi án phạt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.