Thông điệp của thai nhi qua những cú đạp bụng mẹ

Thai nhi phải cử động 10 lần một giờ, có thể do tiếng ồn hay ánh sáng kích thích hoặc khi mẹ nằm nghiêng, cho thấy bé khỏe mạnh. 

Thông điệp của thai nhi qua những cú đạp bụng mẹ

Những cú đạp trong bụng mẹ là sự "giao tiếp" đầu đời của trẻ dành cho mẹ. Mỗi cú đạp không chỉ là những chuyển động thông thường cho thấy thai nhi đang phát triển khỏe mạnh mà còn mang nhiều thông điệp khác.

Những chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ mang nhiều thông điệp và cảm xúc khác nhau. Ảnh: MJ

Những chuyển động của thai nhi trong bụng mẹ mang nhiều thông điệp và cảm xúc khác nhau.

Trẻ vẫn đang phát triển tốt

Những rung động trong giai đoạn đầu của thai kỳ là dấu hiệu chuyển động đầu tiên của bé. Không chỉ đạp, thai nhi còn nhiều chuyển động khác như nấc, trở mình, nhào lộn, di chuyển chân tay... 

Khi thai nhi mới bắt đầu biết đạp, mẹ sẽ chỉ cảm thấy những rung động nhẹ hoặc cảm giác sột soạt trong bụng. Càng về cuối thai kỳ, hiện tượng này càng rõ rệt và tần suất nhiều hơn chứng tỏ bé vẫn đang phát triển tốt trong bụng mẹ.

Trẻ đạp nhiều hơn sau chín tuần

Những chuyển động có thể sẽ xuất hiện từ tuần thứ bảy của thai kỳ nhưng thông thường các cú đạp sẽ rõ rệt từ sau tuần thứ chín. Qua tuần thứ 24, tần suất trẻ đạp sẽ xuất hiện nhiều và liên tục hơn.

Phản ứng khi có kích thích bên ngoài

Những kích thích từ bên ngoài như âm thanh, ánh sáng hay đồ ăn lạ đều có thể là tác nhân kích thích thai nhi đạp bụng mẹ. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, trẻ có thể cảm nhận được âm thanh từ âm trầm bổng cho tới âm thanh có tần số cao dần. 

Ngoài ra, thức ăn mà người mẹ hấp thụ trong thai kỳ trẻ đều cảm nhận được. Sự di chuyển của thai nhi có thể chỉ ra rằng em bé có thích mùi vị đó hay không.

Bé đạp nhiều hơn khi mẹ nằm nghiêng

Khi mẹ nằm nghiêng, tuần hoàn máu cung cấp cho bé sẽ tốt hơn và kích thích hệ vận động của trẻ. Lúc mẹ nằm ngửa, trẻ sẽ giữ lượng oxy trong cơ thể và ít vận động. Mẹ bầu nên nằm nghiêng bên phải hoặc bên trái và thường xuyên thay đổi tư thế ngủ để trẻ có thể nhanh chóng thay đổi trạng thái hoạt động.

Lo ngại khi trẻ ít đạp 

Các chuyên gia khuyến cáo thai nhi cần chuyển động 10 lần trong mỗi giờ, nếu ít hơn có thể bé đang khó chịu hoặc gặp vấn đề nào đó. Một số lý do gây ra như tâm lý căng thẳng của mẹ khi mang thai, các vấn đề về dinh dưỡng, nhau bong non dẫn tới thiếu oxi, lượng nước ối ít làm chậm chuyển động của thai nhi. Mẹ bầu thử uống thêm nước, nằm nghiêng sang một bên và đếm số lần bé đạp. Nếu số lần đạp của bé vẫn ít thì nên thăm khám ngay lập tức.

Cuối thai kỳ trẻ sẽ đạp ít hơn

Thông thường, trẻ sẽ nghỉ ngơi trong bụng mẹ từ 20 đến 40 phút. Tuy nhiên khi thai lớn hơn, mọi cử động của trẻ sẽ trở nên khó khăn, mẹ sẽ cảm nhận tần suất bé đạp sẽ giảm dần đi. Từ tuần 36 trở đi, bé sẽ di chuyển chậm lại do bụng của mẹ đã trở nên chật chội. Tuy vậy, mỗi cú đạp của trẻ trong thời gian này có thể kéo dài hơn khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy đau lưng và mỏi mệt.

Tần suất chuyển động có thể do tính cách trẻ

Các mẹ bầu thường cho rằng bé nào đạp và trườn nhiều thường sẽ năng động và hoạt bát, ngược lại bé sẽ nhút nhát và rụt rè hơn. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó cũng không phải là tiêu chí duy nhất xác định hành vi của trẻ sau này.

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ