Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc lây nhiễm COVID-19 ra cộng đồng

GD&TĐ - Chiều nay (1/12), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống COVID-19 báo cáo tình hình và các biện pháp phòng chống.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm về trường hợp lây nhiễm COVID-19 từ cơ sở cách ly. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng yêu cầu làm rõ trách nhiệm về trường hợp lây nhiễm COVID-19 từ cơ sở cách ly. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, thời gian qua, chúng ta đã tích cực triển khai các biện pháp phòng chống, đề cao cảnh giác, chứ không phải “mất bò mới lo làm chuồng”. Hôm qua, đã có ca lây nhiễm đầu tiên ra cộng đồng sau 88 ngày không ghi nhận. Thủ tướng cho biết ông đã gọi điện thoại cho lãnh đạo TPHCM và Bộ Y tế để có biện pháp mạnh hơn. “Tôi yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm về việc lây nhiễm này, ở bộ phận nào, cá nhân nào trong thực hiện quy trình cách ly. Cơ quan nào chịu trách nhiệm”, Thủ tướng nêu rõ.

Đề nghị thảo luận thêm một số biện pháp mạnh mẽ hơn, Thủ tướng lưu ý, thời gian tới sẽ có nhiều cuộc họp, hội nghị, đại hội, sự kiện lớn của đất nước, tập trung nhiều người như tổng kết năm của các bộ, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc, đặc biệt là Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII… “vậy chúng ta có biện pháp nào để không ảnh hưởng đến sự kiện chính trị lớn nhất của nước ta và các đại hội quy mô quốc gia khác”.

Ảnh VGP/Quang Hiếu
Ảnh VGP/Quang Hiếu

Bên cạnh đó, hiện nay, chúng ta đón nhiều công dân từ các “trung tâm dịch” của thế giới về nước. Vậy quyết sách về vấn đề này như thế nào.

Thủ tướng cho biết có ý kiến đặt vấn đề tại sao Hà Nội và TPHCM quy định chặt chẽ việc đeo khẩu trang nơi công cộng, trong khi một số tỉnh, thành phố khác lại không, “vậy chủ trương nhất quán của chúng ta là tất cả các phương tiện công cộng, nơi đông người… phải thực hiện một số khâu của Thông điệp 5K”.

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng đề nghị báo cáo về tình hình vaccine ngừa COVID-19 hiện nay như thế nào, biện pháp hợp tác như thế nào trong vấn đề này.

Theo báo cáo của Bộ Y tế (tính đến 10h ngày 1/12/2020), sau 88 ngày không ghi nhận trường hợp mắc tại cộng đồng, ngày 30/11/2020, Bộ Y tế ghi nhận trường hợp bệnh nhân COVID-19 (BN1347) có tiền sử tiếp xúc với tiếp viên hàng không trong thời gian cách ly tại nhà và sau đó được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 (BN1342). Đây là trường hợp COVID-19 lây nhiễm thứ phát từ trường hợp về từ vùng dịch đã được ngành y tế TPHCM điều tra và xử lý kịp thời.

Sau khi xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính (ngày 15 và 18/11/2020), tiếp viên hàng không được về cách ly tại nhà trọ (P305, lầu 3, số 50 Bạch Đằng, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM). Trong quá trình cách ly, tiếp viên này có tiếp xúc trực tiếp với 3 người, gồm mẹ đẻ và hai người bạn (một nam, một nữ). Trong đó, người bạn nam (SN 1988, trú tại phường 3, quận 6, TPHCM) có tới sống cùng. Ngày 28/11, tiếp viên được lấy mẫu xét nghiệm lần 3, cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (BN1342, thông báo ngày 29/11/2020). Trước đó, trong khoảng thời gian từ ngày 14 đến ngày 18/11/2020 BN1342 có tiếp xúc với đồng nghiệp trên chuyến bay khác và sau đó xét nghiệm dương tính là BN1325 (thông báo ngày 26/11/2020).

Ngay khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của BN1342, Sở Y tế TPHCM đã tổ chức điều tra ổ dịch, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp có tiếp xúc gần với bệnh nhân, kết quả ngày 30/11/2020 có một mẫu dương tính là bạn nam (BN1347). Theo kết quả điều tra dịch tễ ban đầu của BN1347 cho thấy, trong thời gian từ ngày 18 đến ngày 25/11, BN1347 đã đi dạy tại Trung tâm Anh ngữ KEY English (59 Nguyễn Bá Tuyển, phường 12, quận Tân Bình) và chi nhánh khác ở quận 10; tới quán cà phê và quán karaoke.

Một trường hợp lây nhiễm từ người cách ly (bệnh nhân 1347) là bệnh nhi nam, 1 tuổi, ở Quận 6, TPHCM. Bệnh nhi có tiền sử tiếp xúc gần với BN1347 ngày 22, 23, 25, 27/11 (Bố mẹ bệnh nhi có gửi bé qua nhờ BN1347 trông hộ). Ngày 30/11/2020, sau khi biết thông tin BN1347 dương tính với COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật TPHCM đã điều tra và đưa bé cùng mẹ bé đi cách ly tập trung tại Bệnh viện Nhi đồng TPHCM, bố bé và các thành viên trong gia đình được cách ly tại nhà. Bé được lấy mẫu, xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đêm ngày 30/11.

Tổng số tiếp xúc đang được điều tra là 513 người, trong đó tiếp xúc gần (F1) theo điều tra ban đầu là 99 (đã cách ly, lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ, có 81 trường hợp âm tính, 18 trường hợp đang chờ kết quả); trường hợp tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) là 414 (cách ly tại nhà, đã lấy mẫu xét nghiệm 337 trường hợp, 123 trường hợp âm tính, còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm).

Đến 6h00 ngày 1/12/2020, số trường hợp xác định liên quan đến ổ dịch nêu trên là 2 trường hợp, 204 trường hợp tiếp xúc có kết quả âm tính, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM tiếp tục điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly 506 trường hợp, trong đó cách ly tập trung 111 trường hợp, cách ly tại nhà 395 trường hợp; đồng thời phong tỏa các địa điểm mà 2 trường hợp này từng đến.

Theo Bộ Y tế, đến nay, trên cả nước hiện đang cách ly 16.756 người, trong đó cách ly tại cơ sở y tế: 175, tại khu cách ly tập trung: 15.741 và tại nhà/nơi lưu trú 840 người.

Các cơ sở cách ly do quân đội quản lý hiện đang cách ly 5.228 người tại 56 điểm cách ly, tổng số đã thực hiện cách ly là 145.451 người, trong đó hết cách ly là 140.223 người.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.