Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Chuyển mạnh theo đầu ra

GD&TĐ - Sáng nay (31/10), Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về những giải pháp đột phá đào tạo nghề cho lao động nông thôn và những giải pháp đột phá để thu hút vốn đầu tư ngoài khu vực nhà nước.

Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quochoi.vn
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Ảnh: Quochoi.vn

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, về dạy nghề, tại phiên chất vấn Bộ đã có báo cáo vấn đề này.

Riêng về vấn đề đột phá đào tạo nghề, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Trước hết, đào tạo thời gian tới gắn với hai trục xoay là: tái cơ cấu nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao sản xuất, hàng hóa.

Vì vậy, cần triển khai đồng bộ 6 nhóm giải pháp mà chính phủ đề ra; trong đó chú trọng vấn đề tăng cường gắn kết đào tạo nghề với doanh nghiệp, huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào tất cả các khâu từ dự báo xác định nhu cầu đào tạo, quy mô cơ cấu.

Chuyển mạnh sang đào tạo theo đầu ra, sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ đào tạo gắn với sử dụng một cách có hiệu quả gắn với thị trường để làm sao có thị trường tiêu thụ bền vững, nhằm hạn chế tối đa giải cứu.

Thứ hai là phải tập trung đào tạo bài bản hơn, từng bước hình thành lực lượng lao động hiện đại. Ngoài kiến thức kỹ năng nghề nghiệp thì còn phải đảm bảo các tiêu chuẩn khác như: kiến thức thị trường, kiến thức hội nhập, tác phong công nghiệp.

Trên cơ sở đó tháng 12 này, Bộ Nông nghiệp và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về vấn đề đào tạo nghề nông thôn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Xe tăng T-72 do Liên Xô sản xuất ở Ba Lan

Ba Lan mất dấu xe tăng gửi Ukraine

GD&TĐ - Một nhà phân tích quân sự Ba Lan cho biết, không rõ Ba Lan hiện đang có bao nhiêu tăng T-72, bởi không rõ Warsaw đã tặng bao nhiêu loại xe này cho Kiev.