Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự kiên quyết loại bỏ văn bản trái luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sáng nay (31/10), tiếp tục trả lời chất vấn đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (đoàn Phú Yên) về quy định đuổi học sinh viên bán dâm tại Dự thảo Quy chế học sinh, sinh viên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ  khẳng định đây là quy định đã có từ năm 2007 và nay Bộ Giáo dục và Đào tạo kiên quyết loại bỏ do thấy không còn phù hợp.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự kiên quyết loại bỏ văn bản trái luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự kiên quyết loại bỏ văn bản trái luật của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý Bộ Giáo dục và Đào tạo cẩn trọng hơn khi lấy ý kiến nhân dân các quy định do ngành chủ trì soạn thảo

Giải thích thêm về vấn đề này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: 

"Quy định trong các văn bản về thông tư đối với ngành giáo dục là rất nhiều và chúng tôi đã rà soát các văn bản, trong đó có thông tư từ nhiều năm gần đây, trong đó có Thông tư banhành quy chế công tác học sinh, sinh viên.

Quy định về xử phạt sinh viên bán dâm có từ năm 2007, sau đó đầu năm 2016 lại có Thông tư (quy chế công tác học sinh, sinh viên, trong đó có quy định xử lý HSSV bán dâm đã được ban hành tại Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13/8/2007 về quy chế HSSV các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và được sửa đổi tại Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 (cho các trường đại học)". 

"Như vậy thực tế quy định này đã có. Khi rà soát, chúng tôi đề nghị tất cả các nội dung không còn phù hợp thì bỏ hoặc sửa, trong đó có nội dung này" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết ông đã yêu cầu Ban Soạn thảo thông tư không đưa quy định xử phạt sinh viên bán dâm vào dự thảo vì không phù hợp
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết ông đã yêu cầu Ban Soạn thảo thông tư không đưa quy định xử phạt sinh viên bán dâm vào dự thảo vì không phù hợp

"Trong quá trình soạn thảo, ban soạn thảo đặc biệt là cán bộ, cá nhân thực hiện việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém dẫn đến có ý kiến của xã hội.

Khi nhận được thông tin chúng tôi yêu cầu báo cáo và xử lý ngay. Quan điểm của tôi là không cần phải đưa vào Thông tư, đây là phạm vi xã hội cần phải sửa và những nội dung này không đưa vào thông tư nữa", Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo cho biết. 

Về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý bộ Giáo dục và đào tạo cần rút kinh nghiệm, những vấn đề nhạy cảm của xã hội cần bàn thảo kỹ trước khi đưa đưa lất ý kiến rộng rãi của nhân dân.

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền và nhiều đại biểu vẫn mong Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kiên quyết hơn nữa, đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu
Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền và nhiều đại biểu vẫn mong Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ kiên quyết hơn nữa, đề cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu

Tuy nhiên, do giáo dục và đào tạo là lĩnh vực quá nhạy cảm, lại liên quan đến từng nhà, từng người nên cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đại biểu Phạm Thị Minh Hiều đều đề nghị Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu cao hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu, kiên quyết hơn nữa đối với những quyết sách của Bộ, của Ngành.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng thời đề nghị các cơ quan báo chí và dư luận không bình luận thêm những thông tin không phù hợp về vấn đề này.

Dư luận cần bình tĩnh khi văn bản mới đang trong quá trình lấy ý kiến
Nhận xét về phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều đại biểu cho rằng, dư luận cần bình tĩnh góp ý khi một dự thảo văn bản quy phạm pháp luật mới đang trong quá trình lấy ý kiến. Tranh luận về trách nhiệm của người đứng đầu đối với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về dự thảo Thông tư quy định Quy chế học sinh sinh viên của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, đại biểu Lý Tiết Hạnh là đã rõ và hiện nay điều này đã được quán triệt từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, văn bản đang trong quá trình xây dựng. Bộ trưởng, người đứng đầu sẽ chịu trách nhiệm về lĩnh vực quản lý của mình khi văn bản chính thức được ban hành.
Theo PLO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tàu sân bay USS Harry S. Truman tại Biển Đỏ.

Mỹ phóng 200 tên lửa đối phó Houthi

GD&TĐ - Theo War Zone, Hải quân Mỹ phóng gần 400 quả đạn, trong đó có hơn 200 tên lửa, để đối phó các đòn tập kích của Houthi trong hơn 10 tháng qua.

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

Kế hoạch bí mật cứu Ukraine

GD&TĐ - Liên minh Quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã vạch kế hoạch chuẩn bị lực lượng gìn giữ hòa bình để cứu chính phủ Ukraine hiện nay.