Bộ trưởng Nội vụ: Sẽ trình Chính phủ một nghị định riêng về biên chế giáo viên

GD&TĐ - Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về chủ trương sáp nhập, tinh giản biên chế; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh: Sẽ trình Chính phủ một nghị định riêng về biên chế giáo viên.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, Thủ tướng nói không thể nhập cơ học từ sở này qua sở khác, phải xem tách rõ chức năng, nhiệm vụ để chúng ta liên thông được, để giải quyết được thủ tục hành chính, giảm bớt phiền hà, vừa nâng cao được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Liên quan đến vấn đề thực hiện biên chế giáo viên trong thời gian sắp tới, Bộ trưởng nhấn mạnh: “Riêng phần giáo viên, chúng tôi làm việc với Bộ GD&ĐT và xin kiến nghị với Chính phủ cho thành lập một nghị quyết riêng về vấn đề biên chế của giáo viên.

Chúng ta không thể lấy biên chế giáo viên để tính cho biên chế cho đơn vị sự nghiệp khác được, bởi vì đây là việc đặc thù, có thể dân số tăng, giảm, thiếu cục bộ của từng môn, thiếu cục bộ của từng vùng”.

Cũng theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, chúng ta cũng phải có định mức theo từng vùng. “Vừa rồi, chúng tôi đi khảo sát năm 2014 thì biên chế, định mức của địa phương chưa sử dụng hết.

Nhưng nếu nói về định mức học sinh trên lớp và giáo viên trên lớp thì với khảo sát năm 2017, giáo viên ở miền núi chỉ đạt 0,7% định mức, còn giáo viên ở các tỉnh và thành phố đạt 1,5%. Như vậy, chúng ta đưa một định mức là 35, 45, 40 giáo viên tính bình quân chung cả nước là không thực hiện được, giáo viên thì tăng giảm cơ học và đặc biệt chúng ta sử dụng giáo viên thỉnh giảng.

Sắp tới, riêng về giáo dục, xin phép Quốc hội, Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ một nghị định riêng về vấn đề biên chế của giáo viên và thực hiện chế độ giáo viên trong thời gian sắp tới” – Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.