70 tác phẩm vào Chung khảo Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019

GD&TĐ - Hội đồng Sơ khảo Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 vừa hoàn thành chấm gần 1000 bài sơ khảo và đã chọn được 70 tác phẩm của 4 loại hình: báo in, điện tử, phát thanh, truyền hình vào vòng chấm Chung khảo.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch Hội Nhà BáoThuận Hữu trao giải A cho các tác giả tại Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018. Ảnh: Việt Hà
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Chủ tịch Hội Nhà BáoThuận Hữu trao giải A cho các tác giả tại Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2018. Ảnh: Việt Hà

Nội dung phong phú, trình bày đẹp lôi cuốn người đọc

Ông Trần Bá Dung - Trưởng Ban Nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo cho biết: Sau một thời gian hoạt động chấm giải, với với tinh thần trách nhiệm cao nhất, các giám khảo đã chấm nghiêm túc, khách quan, công bằng, Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn, giới thiệu 70 tác phẩm từ gần 1.000 tác phẩm tham gia dự thi Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 vào vòng chấm Chung khảo.

Giải năm nay loại hình báo in có số lượng tác phẩm tham dự nhiều nhất, tiếp đó đến các loại hình báo điện tử, phát thanh, truyền hình.

Là người đã trực tiếp tham gia chấm giải năm ngoái, kết thúc chấm vòng Sơ khảo năm nay, ông Trần Bá Dung đánh giá: Năm nay, ngoài việc Giải có số lượng tác phẩm dự thi tăng so với năm trước, chất lượng các tác phẩm cũng tăng lên rõ rệt; Các tác phẩm có độ phủ quát, nội dung có đề tài phong phú hơn.

Về hình thức thể hiện, các tác phẩm dự Giải năm nay đều là những tác phẩm chất lượng được các tác giả/nhóm tác giả đầu tư công phu cho “đứa con tinh thần” dự Giải; Các tác phẩm báo điện tử, báo in được thiết kế, trình bày đẹp, kỹ lưỡng. Nhiều tác phẩm báo điện tử được trình bày sáng tạo, “phá cách” và sinh động, tương thích và thân thiện trên nhiều nền tảng đa phương tiện phổ biến hiện nay nên đã lôi cuốn được lượng người đọc rất lớn.

Nhiều tác phẩm truyền hình chăm chút hậu kỳ, nhiều sáng tạo trong khâu thể hiện và sản xuất tác phẩm, có ý thức cao khi lựa chọn tham dự Giải; Nhiều tác phẩm phát thanh được xử lý theo hình thức phát thanh hiện đại, có cách đặt vấn đề và trình bày, dẫn dắt tốt; biết sử dụng các lợi thế phát thanh…

Sức lan tỏa của Giải Báo chí quốc gia "Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam"

Theo ông Trần Bá Dung, ở loại hình báo in, các tác phẩm dự giải đã đề cập được tất cả những vấn đề cần đề cập về giáo dục trong năm qua và những năm gần đây. Từ góc độ quản lý nhà nước, chủ trương, chính sách giáo dục, bàn về triết lý giáo dục, đời sống giáo viên, các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, đời sống học đường, những bất cập còn tồn tại trong ngành Giáo dục… đều được đề cập.

Ông Trần Bá Dung tại buổi họp báo phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019. Ành: Việt Hà
Ông Trần Bá Dung tại buổi họp báo phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019. Ành: Việt Hà

Với lợi thế của mình, các tác giả/nhóm tác giả có tác phẩm báo in đã tổ chức, đầu tư thời gian, trí tuệ, sản xuất được nhiều tác phẩm hay, nhiều tác phẩm nhiều kỳ có chất lượng, thông tin được đề cập thấu đáo, triệt để, nhiều chiều thông tin, cung cấp cho người đọc góc nhìn tin cậy từ báo giới, đi tới tận cùng vấn đề được đề cập.

“Đây cũng là xu hướng của báo chí hiện đại, nhất là các loại hình báo chí mạnh về tính thời sự: báo điện tử, truyền hình, báo in; Điều này nói lên tính chuyên nghiệp của Giải báo chí “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” được nâng tầm thông qua các tác phẩm ở các loại hình này” - Ông Trần Bá Dung chia sẻ.

Theo đánh giá của Hội đồng Sơ khảo: Nhiều tác phẩm báo chí đã biểu dương, khuyến khích, cổ vũ động viên tinh thần đội ngũ nhà giáo, lực lượng chủ thể của ngành giáo dục; Nhiều tác phẩm có tính phản biện chiều sâu chế độ chính sách, phản biện những biểu hiện còn đang là bất cập của ngành để các cấp quản lý từ Chính phủ đến Bộ GD&ĐT, địa phương có giải pháp kịp thời điều chỉnh.

Hội đồng cho rằng Giải năm nay có chiều tác phẩm báo chí đã đi sâu đi sát, kịp thời phản ánh, tuyên truyền tốt về mô hình hay, những điển hình tiên tiến để làm lan tỏa những gương sáng, việc tốt trong ngành giáo dục; Có số lượng lớn tác phẩm (ở cả 4 loại hình) viết về các tấm gương, về những nét đặc thù của ngành, những tấm gương thầm lặng và cả những điển hình mới xuất hiện những năm gần đây, trong phong trào thi đua đổi mới sáng tạo của ngành Giáo dục trong công cuộc đổi mới đang diễn ra rộng khắp mọi miền cả nước.

Ông Trần Bá Dung cho rằng: Việc Giải năm nay thu hút được số lượng lớn tác phẩm có chất lượng tốt tham gia, đa dạng, phong phú về thể loại đã nói lên một điều: các cấp Hội Nhà báo, các nhà báo trên mọi miền của tổ quốc đã quan tâm nhiều hơn đến ngành giáo dục; Kịp thời thông tin, phản ánh nhiều chiều những công việc của ngành.

Các nhà báo chuyên trách lĩnh vực GD&ĐT của một số cơ quan thông tấn, báo chí trong một lần đi thực tế tại Trường THCS Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Ảnh: Việt Hà
Các nhà báo chuyên trách lĩnh vực GD&ĐT của một số cơ quan thông tấn, báo chí trong một lần đi thực tế tại Trường THCS Diễn Hải, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Ảnh: Việt Hà

Đơn cử như loại hình truyền hình, Giải năm nay đã thu hút được số lượng đài truyền hình của các tỉnh/thành phố quan tâm, gửi tác phẩm tham dự nhiều hơn so với năm ngoái. Loại hình báo in cũng như vậy, nhiều tác phẩm báo chí của các cơ quan báo chí các tỉnh/thành phố, thông qua phát động của Trung ương Hội Nhà báo đến chi hội, thông qua sự lan tỏa của Giải … đã gửi tác phẩm tham dự.

Ở khía cạnh khác, Giáo dục hiện đang là lĩnh vực được xã hội quan tâm, mang “hơi thở” nóng của đời sống xã hội nên được báo chí bám sát, phản ánh. Đồng thời, với số lượng lớn tác phẩm, sự phong phú về thể loại, góc nhìn và sự trải rộng khắp các vùng miền đất nước từ những khó khăn trong phát triển giáo dục vùng biên cương đến những nhọc nhằn của việc học trên các đảo tiền tiêu của đất nước, có thể thấy rằng báo chí đã len lỏi, mang lăng kính soi rọi khắp các mặt của đời sống giáo dục, phản ánh từng hơi thở của công cuộc đổi mới giáo dục.

Theo ông Trần Bá Dung, số lượng và chất lượng các tác phẩm báo chí tham gia Giải báo chí toàn quốc “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 cho thấy Giải đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong đội ngũ những người làm báo chuyên và không chuyên; Các tác phẩm dự Giải đã góp phần cổ vũ, động viên rất lớn, không chỉ riêng với các nhân vật điển hình, mô hình tiên tiến được đề cập mà qua tác phẩm báo chí và qua Giải lần này đã thổi một luồng gió mới, động viên, khích lệ rất lớn đến đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của ngành ra sức thi đua trong công cuộc đổi mới giáo dục.

BTC Giải Báo chí “Vì Sự nghiệp Giáo dục Việt Nam” năm 2019 đã mời nhiều giám khảo có uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thông tấn, báo chí lớn và uy tín tham gia Hội đồng sơ khảo. Như: Vụ Báo chí, xuất bản - Ban Tuyên giáo T.Ư; Hội Nhà báo Việt Nam; Cục Thông tin đối ngoại, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông); Học viện Báo chí Tuyên truyền; Báo Nhân dân; Ban Thời sự - VTV1, Ban Khoa giáo - VTV2, Đài Truyền hình Việt Nam; Báo Công an Nhân dân; Báo Lao động; Báo Nhà báo và Công Luận; Báo Đại đoàn kết; Tạp chí Công an Nhân dân…
Cơ cấu giải
Giải thưởng cho mỗi loại hình gồm: 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và một số giải Khuyến khích.
Giải nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải (2 nhân vật).
Giá trị giải thưởng:
- Biểu trưng Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam”
- Chứng nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tiền thưởng bằng tiền mặt:
+ Giải nhất: 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng);
+ Giải nhì: 15.000.000 đồng/ giải (Mười lăm triệu đồng);
+ Giải ba: 10.000.000 đồng/ giải (Mười triệu đồng);
+ Giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/ giải (Năm triệu đồng).
Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm đoạt giải được nhận biểu trưng Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam và phần quà (hoặc tiền mặt) trị giá: 5.000.000 đồng.
Giải Đặc biệt (01 tác phẩm xuất sắc nhất được BTC lựa chọn trong các tác phẩm đoạt giải Nhất của 4 loại hình): Chuyến tham quan Vương quốc Anh (Giải thưởng không quy đổi thành tiền mặt).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.