Tháng 8/1985 ra trường, tôi được phân công về làm giáo viên THPT. Khi chốt sổ BHXH để về hưu trước tuổi, tôi không được tính thời gian học đại học. Xin được hỏi chuyên mục Hộp thư bạn đọc, việc chốt sổ BHXH như vậy có đúng không? Nguyễn Thị Thoa (ngthoa@uhagmail.com)
* Trả lời: Theo quy định tại Điểm 7, phần II Thông tư số 13/NV ngày 04/09/1972 của Bộ Nội Vụ (nay là Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội) hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính thời gian công tác của công nhân viên chức Nhà nước như sau:
Thời gian công nhân, viên chức được cơ quan, xí nghiệp cử đi học các lớp nghiệp vụ, chính trị, văn hoá, đi học các trường chuyên nghiệp sơ cấp, trung học, đại học trong nước hay nước ngoài đều được tính là thời gian công tác liên tục (nếu vẫn liên tục công tác). Nếu công nhân, viên chức tự ý xin thôi việc để đi học (không được cơ quan cử đi) thì thời gian đi học không được tính là thời gian công tác, còn thời gian trước đó được tính là thời gian công tác nói chung.
Thời gian học sinh và sinh viên đi học ở các trường chuyên nghiệp sơ cấp, trung học, đại học... trước khi đi là công nhân, viên chức không được tính là thời gian công tác. Thời gian công tác chỉ được tính từ khi bắt đầu vào làm việc ở cơ quan, xí nghiệp Nhà nước.
Còn tại tiết a, Điểm 10 Thông tư trên quy định: Quân nhân nghĩa vụ khi hết thời hạn được chuyển ngay sang cơ quan, xí nghiệp Nhà nước hoặc đã về địa phương một thời gian rồi mới được tuyển vào cơ quan, xí nghiệp đều được cộng cả thời gian làm nghĩa vụ quân sự với thời gian làm việc ở cơ quan, xí nghiệp để tính là thời gian công tác liên
Căn cứ vào các quy định nêu trên và theo thư bạn viết bạn trúng tuyển đại học theo diện thí sinh tự do, do đó thời gian đi học đại học của bạn sẽ không được tính để hưởng BHXH.
Tuy nhiên trong thời gian đi học bạn được gọi đi bộ đội, sau khi xuất ngũ bạn được tuyển dụng vào biên chế làm giáo viên thì thời gian đi bộ đội của bạn được tính để hưởng BHXH theo quy định tại Tiết a, Điểm 10, Thông tư số 13/NV ngày 4/9/1972 nêu trên.