Con người có nguồn gốc từ châu Phi, nhưng chính xác thì tổ tiên sớm nhất của chúng ta rời lục địa này khi nào và cách họ xuất hiện rộng ra khắp thế giới vẫn đang được các nhà khảo cổ học tranh luận gay gắt.
Theo nghiên cứu mới, hai hóa thạch được khai quật trong một hang động ở miền Bắc Lào cho thấy, Homo sapiens - giống loài của chúng ta, đã sống ở khu vực này khoảng 86.000 năm trước. Phát hiện này thách thức ý kiến cho rằng, hướng di chuyển của con người trên toàn diễn ra theo một làn sóng duy nhất vào khoảng 50.000 - 60.000 năm trước.
Tác giả nghiên cứu Kira Westaway - Phó Giáo sư tại Trường Đại học Macquarie (Australia) - cho biết: “Rất có thể cuộc di cư sớm này đã không thành công. Song, điều đó không làm mất đi sự thật rằng, H. sapiens đã đến khu vực vào thời điểm này”.
Phân tích ADN của quần thể người ngày nay đã ủng hộ giả thuyết rằng, những người hiện đại sơ khai đã rời châu Phi khoảng 50.000 - 60.000 năm trước. Các nhà khảo cổ học nghĩ rằng, tổ tiên ban đầu của chúng ta có thể đã đi theo bờ biển và các đảo qua Đông Nam Á đến Australia.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều hài cốt người cao tuổi được phát hiện ở Trung Quốc và Levant cho thấy, câu chuyện về con người phức tạp hơn suy nghĩ ban đầu. Nhà nghiên cứu Westaway cho biết, cuộc di cư cách đây 50.000 - 60.000 năm “đóng góp vào nguồn gen hiện tại của chúng ta có thể không phải là lần đầu tiên”. Bởi, có thể đã có những cuộc di cư không thành công trước đó.
Hai hóa thạch được tìm thấy tại hang Tam Pa Ling (Lào), gồm một mảnh xương chân và một phần phía trước hộp sọ. Địa điểm khảo cổ này được phát hiện vào năm 2009 khi một phần hộp sọ khác được khai quật. Trước đó, hai xương hàm, xương sườn và xương đốt ngón tay cũng đã được phát hiện tại địa điểm này. Các đặc điểm vật lý của hài cốt đều cho thấy, chúng thuộc về người hiện đại sơ khai.
Việc xác định niên đại hóa thạch từ địa điểm này được cho là khó khăn. Chúng đã quá cũ để xác định niên đại bằng carbon phóng xạ. Bởi, chỉ có thể xác định niên đại của những di tích từ khoảng 46.000 năm trước.
Ngoài ra, hang động là một phần của Di sản Thế giới UNESCO. Điều đó có nghĩa là hóa thạch của con người không thể được xác định niên đại trực tiếp do luật pháp Lào bảo vệ khu vực này.
Thay vào đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hai kỹ thuật khác nhau để ước tính tuổi của hóa thạch. Họ đã đo sự phát quang trong thạch anh và khoáng chất fenspat trong lớp trầm tích. Phương pháp này cho biết khoảng thời gian kể từ khi vật liệu có khoáng chất kết tinh được nung nóng hoặc tiếp xúc với ánh sáng Mặt trời.
Khi khai quật sâu hơn, nhóm cũng tìm thấy hai chiếc răng động vật trong cùng một lớp với hài cốt của con người. Các nhà nghiên cứu đã xác định niên đại bằng cách đo sự phân rã phóng xạ của các đồng vị uranium - nguyên tố hóa học được tìm thấy trong men răng. Hai hóa thạch được ước tính có tuổi đời từ 68.000 - 86.000 năm.
Ngoài việc đặt câu hỏi về thời gian di cư ban đầu của con người, địa điểm này cũng thách thức suy nghĩ thông thường rằng, những chuyến đi sớm nhất của con người trong khu vực sẽ liên quan đến bờ biển và địa điểm đảo như Sumatra, Philippines và Borneo.