Thoát nghèo, vươn lên khấm khá nhờ xuất khẩu lao động

GD&TĐ - Người lao động tham gia XKLĐ được giải quyết việc làm, đem lại nguồn thu nhập gia đình, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Long.

Nhiều gia đình tại Vĩnh Long thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động.
Nhiều gia đình tại Vĩnh Long thoát nghèo nhờ xuất khẩu lao động.

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập

Công tác đưa người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn theo hợp đồng còn gọi xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong thời gian qua đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Ở đó, người lao động tham gia XKLĐ được giải quyết việc làm, đem lại nguồn thu nhập, chăm lo gia đình, góp phần vào công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương; đồng thời nâng cao trình độ, kỹ năng tay nghề và tác phong công nghiệp cho bản thân...

Sau khi tốt nghiệp đại học (năm 2015), Trần Anh Khoa - ấp Phước Yên A, xã Phú Quới đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Vĩnh Long để nộp hồ sơ tuyển dụng XKLĐ. Sau 5 năm làm việc ở Nhật Bản, chàng thanh niên hơn 30 tuổi trở về quê nhà và làm việc cho một công ty có 100% vốn nước ngoài tại KCN Hòa Phú với mức lương hơn 15 triệu đồng/tháng.

Tiếp chuyện với chúng tôi vào một ngày nghỉ cuối tuần, Khoa cho biết: “Tôi cảm thấy tự tin với kiến thức, kinh nghiệm lĩnh vực công nghệ cùng khả năng giao tiếp tiếng Nhật sau khi xuất khẩu lao động. Qua đây đã giúp bản thân có công việc phù hợp khi về nước và xây được căn nhà khang trang cho gia đình”.

Thấy được hiệu quả từ việc XKLĐ của chính người thân trong gia đình, em trai của Khoa cũng đã tham gia XKLĐ tại Nhật Bản được 4 năm. Tiếp chúng tôi trong căn nhà vừa được xây mới khang trang trang, ông Lê Minh Trường - ấp Phước Định I (xã Bình Hòa Phước) không giấu hết niềm vui khi đã thoát nghèo và vươn lên khấm khá. Cách đây 7 năm, gia đình ông rất khó khăn. Cán bộ xã, ấp đã đến tuyên truyền vận động để con trai của ông tham gia XKLĐ. Sau khi trúng tuyển, địa phương tiếp tục hỗ trợ để gia đình ông làm hồ sơ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện.

Hiện, gia đình ông Trường đã cất được căn nhà mới khang trang trị giá gần 1 tỷ đồng và người con gái của ông cũng đã hoàn thành thủ tục để XKLĐ sang thị trường Nhật Bản. Ông Trường chia sẻ: “Trước gia đình tôi khó khăn lắm, mà nhờ xã ấp vận động, tôi cũng động viên con tôi tham gia XKLĐ. Trong quá trình đi, gia đình tôi cũng được hỗ trợ vay vốn. Giờ gia đình tôi khỏe lắm. Đứa con gái tôi cũng vừa đi lao động sang Nhật được mấy tháng nay”.

Gia đình ông Lê Minh Trường - ấp Phước Định I (xã Bình Hòa Phước) thoát nghèo và vươn lên khấm khá nhờ xuất khẩu lao động.

Gia đình ông Lê Minh Trường - ấp Phước Định I (xã Bình Hòa Phước) thoát nghèo và vươn lên khấm khá nhờ xuất khẩu lao động.

"Chìa khóa” xóa nghèo bền vững

Đến nay, toàn tỉnh Vĩnh Long đã có 1.300 lao động đi làm việc tại nước ngoài (chỉ tiêu 1.700 lao động). Hiện, thị trường XKLĐ chủ yếu tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Malisa, Đài Loan...

Để công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp XKLĐ tổ chức tốt công tác tuyên truyền, tư vấn tuyển chọn lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Đối với các đoàn thể, tập trung tổ chức tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về hoạt động đưa người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài và kế hoạch XKLĐ của huyện đến từng đoàn viên, hội viên.

Theo ông Nguyễn Chí Cường - Phó Chủ tịch UBND huyện Long Hồ, để XKLĐ thực sự trở thành “chìa khóa” giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thời gian tới huyện tập trung thực hiện một số giải pháp cụ thể. Theo đó, đối với các địa phương, cần nhận rõ đây là trách nhiệm, là cơ hội, cần tạo điều kiện cho người lao động nghèo đi XKLĐ để họ có tiền phát triển kinh tế. Đây cũng là “chìa khóa” xóa nghèo bền vững.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác XKLĐ để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, khơi dậy ý thức tự vươn lên của người dân tham gia XKLĐ để thoát nghèo bền vững.

Các xã, thị trấn rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực trạng công tác XKLĐ của huyện theo từng thị trường, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác XKLĐ đạt hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn NHCSXH để xuất khẩu lao động; thường xuyên kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và hiệu quả.

Tạo điều kiện để các công ty, doanh nghiệp có uy tín đến địa bàn huyện dạy nghề và thi tuyển lao động đi làm việc ngoài nước theo các đơn hàng phù hợp tùy theo năng lực cá nhân, điều kiện kinh tế và chi phí của người lao động. “Tin rằng với những giải pháp cụ thể thiết thực như trên trong thời gian tới XKLĐ sẽ đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Huyện ủy đề ra từng năm” - ông Nguyễn Chí Cường nói.

Theo bà Huỳnh Thị Mỹ Hà - Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tỉnh Vĩnh Long tỷ lệ lao động đi làm việc tại thị trường Nhật Bản trên 86%, Đài Loan khoảng 10%, còn lại ở các nước khác. “Sở tham mưu tốt cho tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác XKLĐ, đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả kinh tế khi đi XKLĐ. Bên cạnh, chúng tôi kết hợp với các công ty tuyển dụng có uy tín để đào tạo các kỹ năng cơ bản cho các ứng viên cũng như trình độ ngoại ngữ”, bà Hà nói thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: ITN

Tản văn: Lựa đồ để 'cho'

GD&TĐ - Làm từ thiện từ “tâm”, “cho đi là còn mãi”. Hãy biết cách “cho” và lựa đồ để “cho”.

Tấm Huy chương Đồng quý giá của đại kiện tướng Lê Tuấn Minh tại Olympiad Cờ vua 2024. Ảnh: ITN

Lặng thầm cống hiến

GD&TĐ - Với thành tích bất bại đó, chú đã đạt được 9 điểm sau 11 vòng đấu, để đạt được Huy chương Đồng Cá nhân bàn ba bảng mở rộng Olympiad Cờ vua...

Ảnh minh họa: INT

Đến với bài thơ hay: Món quà diệu kỳ

GD&TĐ -Nhà thơ Tô Hà đã phác họa bức tranh về một lớp học đặc biệt dành cho trẻ em khiếm thính mà ở đó toát lên niềm đam mê và khát khao con chữ của học trò