Thổ Nhĩ Kỳ thử nghiệm thành công tên lửa hành trình có khả năng phá hủy boong-ke

GD&TĐ - Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các thử nghiệm đầu tiên đối với tên lửa hành trình “SOM-B2” do chính quốc gia này nghiên cứu và chế tạo. Điều này đã được công bố bởi ông Mustafa Varank, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tên lửa hành trình phá hủy công sự "SOM-B2" của Thổ Nhĩ Kỳ
Tên lửa hành trình phá hủy công sự "SOM-B2" của Thổ Nhĩ Kỳ

Các thử nghiệm đầu tiên của tên lửa hành trình “SOM-B2” đã được thực hiện thành công. Được biết, về hình dạng và phương thức phóng, tên lửa hành trình “SOM-B2” của Thổ Nhĩ Kỳ có phần giống với tên lửa “Taurus” của Đức.

Bộ trưởng không nêu rõ các đặc tính chiến thuật và kỹ thuật của “SOM-B22, chỉ cho biết tên lửa có khả năng phá hủy các công sự bê tông kiên cố của đối thủ.

"SOM-B2" sẽ được phóng từ máy bay, tương tự như "Taurus" của Đức.
 "SOM-B2" sẽ được phóng từ máy bay, tương tự như "Taurus" của Đức.

Đầu tháng 8 vừa qua, Bộ Quốc phòng Đức tuyên bố đưa tên lửa hành trình mới “Taurus” vào thực hiện nhiệm vụ. Tên lửa này được phóng từ máy bay và có tầm bắn lên tới 500 km.

Tên lửa mới của Đức có khả năng tự mở đường bằng cách so sánh số liệu của trạm radar với bản đồ trong bộ nhớ của máy tính trên máy bay. Nhờ đó, “Taurus” có thể ẩn nấp khỏi các hệ thống phòng không của kẻ thù dựa trên những đặc điểm địa hình của khu vực chiến đấu và lén tiếp cận mục tiêu ở độ cao 50 mét.

Trước khi phá hủy các boong-ke của đối thủ, tên lửa sẽ đột ngột tăng độ cao và tấn công mục tiêu một cách chính xác. Để tăng khả năng phá hủy những công sự bê tông kiên cố, “Taurus” được thiết kế với một thanh kim loại đặc biệt với độ cứng cao, được bố trí theo trục dọc của tên lửa, giữa các bình chứa chất nổ.

Theo Trud.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Nền tảng cho giai đoạn phát triển mới

GD&TĐ - Năm 2025 là năm về đích của kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2021 - 2025 nên mục tiêu về tốc độ tăng trưởng được Chính phủ đặt ra khá cao.