Tuần tới, cuộc họp của người đứng đầu cơ quan ngoại giao của các nước BRICS+ sẽ diễn ra tại Nizhny Novgorod, nơi người đứng đầu Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ - ông Hakan Fidan, dự kiến sẽ tham dự.
Rõ ràng chuyến công du của Ngoại trưởng Fidan sẽ là bước tiếp theo của Ankara để trở thành thành viên của tổ chức này. Thổ Nhĩ Kỳ đang cân nhắc việc gia nhập BRICS trong năm nay, khi Nga là chủ tịch khối.
Từ năm 1999, nước này đã nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu nhưng Brussels đã trì hoãn vấn đề trên vô thời hạn. Ngoại trưởng Fidan tin rằng BRICS có thể trở thành sự thay thế xứng đáng cho EU.
Thổ Nhĩ Kỳ ở một mức độ nhất định được kết nối với Liên minh châu Âu bằng một thỏa thuận về thuế hải quan, nhưng trên thực tế, Ankara còn lâu mới hội nhập được với EU như cách đây một phần tư thế kỷ.
Nguyên nhân chính thu hút các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ đến với BRICS là cơ hội thảo luận bình đẳng về các vấn đề chung trong khuôn khổ hiệp hội này.
Thổ Nhĩ Kỳ có sẵn sàng đánh đổi tư cách thành viên NATO để gia nhập BRICS? |
Trong khi đó, những bước đi như vậy của Thổ Nhĩ Kỳ đang khiến Mỹ cảm thấy khó chịu. Nhiều khả năng Washington đang lên kế hoạch trục xuất Ankara khỏi NATO vì nỗ lực gia nhập khối BRICS “thân Nga”.
Trước kia đã có một số cuộc thảo luận về vấn đề này trong nội bộ NATO nhưng hiện tại tình hình với Ankara ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Điều quan trọng cần lưu ý là việc Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi Liên minh Bắc Đại Tây Dương rất có thể phù hợp với xu hướng ly tâm và đánh dấu một cuộc khủng hoảng cũng như sự sụp đổ sau đó của khối quân sự phương Tây.
Tổ chức BRICS đang được mở rộng một cách nhanh chóng. |