Ông cho biết: “Chúng tôi đã từng khẳng định rằng không quốc gia nào có thể bị loại khỏi chương trình F-35 một cách đơn phương. Bức thư từ Mỹ đã chứng minh cho điều này.”
Ông nói rằng quá trình đối thoại sẽ bắt đầu trong khuôn khổ quan hệ đối tác này để đảm bảo các quyền của Ankara liên quan đến F-35 không bị mất.
Ông Demi cho hay: “Theo văn bản này, việc loại bỏ đối tác chỉ có thể thực hiện khi có sự nhất trí của tất cả các đối tác hoặc quốc gia chủ thể.” Ông nhấn mạnh rằng trường hợp Mỹ đơn phương loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ không thể nào xảy ra.
Ông nhấn mạnh rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng góp cho chương trình và đề nghị về việc thương lượng một khoản bồi thường thích hợp. Vào tháng trước, Mỹ đã chính thức thông báo với Thổ Nhĩ Kỳ rằng nước này đã bị loại khỏi thỏa thuận sản xuất máy bay phản lực F-35.
Tuy nhiên, phía Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định vẫn tiếp tục sản xuất các thành phần của máy bay dù bị Washington loại khỏi dự án này.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin rằng Mỹ đã hủy bỏ thỏa thuận F-35 với Ankara và ký kết một thỏa thuận mới với những người tham gia còn lại trong chương trình là Australia, Canada, Đan Mạch, Ý, Hà Lan, Na Uy và Anh.
Mỹ đã đình chỉ việc giao máy bay phản lực cho đối tác NATO vào tháng 7/2019 do lo ngại về an ninh liên quan đến việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Washington lo ngại rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất có thể phát hiện ra lỗ hổng trên F-35 và truyền dữ liệu về Moscow
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định hệ thống của Nga không gây ra mối đe dọa nào đối với an ninh của Mỹ hoặc NATO.