Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu liên minh rà phá thủy lôi tại Biển Đen

GD&TĐ - Một thỏa thuận ba bên ​​​​liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, Romania và Bulgaria sẽ được chính thức hóa vào ngày 11 tháng 1 tại Istanbul.

Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu liên minh rà phá thủy lôi tại Biển Đen

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đầu một sứ mệnh hợp tác nhằm rà phá bom mìn ở Biển Đen, theo các điều khoản của thỏa thuận ba bên nói trên.

Trước cuộc xung đột đang diễn ra, Biển Đen đã nổi lên như một tuyến hàng hải thiết yếu và độc quyền để xuất khẩu ngũ cốc của Kyiv. Điều quan trọng cần lưu ý là hoạt động thương mại này cung cấp nguồn tài chính cho các hoạt động quốc phòng của Ukraine.

Mặc dù cả ba quốc gia tham gia thỏa thuận đều là thành viên NATO, nhưng điều quan trọng đó là phải hiểu hoạt động rà phá thủy lôi ở Biển Đen không nằm trong chương trình hành động của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.

Từ quan điểm của giới chuyên gia, đây là biện pháp chủ động được ba quốc gia thực hiện, nhằm để tất cả đều có quyền tiếp cận rộng rãi Biển Đen và bảo vệ các tuyến hàng hải thương mại.

Điều đáng chú ý là Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép tàu chiến từ các quốc gia NATO khác tiến vào Biển Đen qua eo biển Bosphorus.

Lý do cơ bản của Ankara với tư cách "người giữ chìa khóa" là nhằm ngăn chặn việc gia tăng mức độ ở các mối quan hệ vốn đã căng thẳng.

Hoạt động rà phá thủy lôi tại Biển Đen sẽ do các quốc gia trong khu vực tự thực hiện.

Hoạt động rà phá thủy lôi tại Biển Đen sẽ do các quốc gia trong khu vực tự thực hiện.

Hiện tại, sự hiện diện của thủy lôi ở Biển Đen không chỉ cản trở các tuyến thương mại và hạn chế xuất khẩu ngũ cốc mà còn gây ra mối đe dọa đáng kể cho các nước xung quanh.

Chính vì vậy, hoạt động rà phá bom mìn chung ở Biển Đen do ba quốc gia nói trên thực hiện trở nên cần thiết. Hoạt động này mang lại cơ hội lớn cho Romania để sử dụng các phương tiện mới nhất của mình trong lĩnh vực phòng thủ, cụ thể là hai tàu quét mìn HMS Blythe và HMS Pembroke được mua lại từ Anh vào năm 2021.

Những chiếc tàu hiện đại này đã được mua ngay trước khi xung đột nổ ra. Chính phủ Romania - với tư cách là người quản lý mới, đã tích hợp chúng vào đội tàu của mình.

Việc làm trên cho phép những tàu quét mìn cũ của Anh ra vào Biển Đen mà không bị hạn chế, do có cảng nhà mới ở Romania. Chính vì vậy, rất có khả năng Bucharest sẽ nhận được giấy phép cần thiết từ Ankara để những tàu hải quân này đi qua eo biển Bosphorus vào Biển Đen.

Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đảm bảo an ninh cho hoạt động rà phá thủy lôi tại Biển Đen.

Theo Bulgarian Military

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Truyện ngắn: Sau lưng ba

Truyện ngắn: Sau lưng ba

GD&TĐ - Ngồi sau lưng ba, tôi vui vẻ hát vu vơ mấy bài hát trên lớp cô giáo dạy. Ba tôi khen tôi hát hay, càng làm tôi hưng phấn rống cổ hát to hơn.