Thổ Nhĩ Kỳ có động thái như thế nào sau khi Mỹ rút quân khỏi Iraq

GD&TĐ - Phát ngôn viên Bộ Chỉ huy Liên quân tại Iraq thông báo rằng Mỹ đã bắt đầu giai đoạn rút quân tiếp theo tại nước này. Có thông tin cho rằng 500 lính Mỹ sẽ rời Iraq trong những ngày tới.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cách chức người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper. Theo nhận định của các chuyên gia, quyết định từ chức có liên quan đến việc ông Mark Esper đang trì hoãn việc thực hiện mệnh lệnh của Tổng tư lệnh tối cao về việc rút quân đội Mỹ ở nước ngoài.

Mới đây đã có những báo cáo rằng vào tháng 1/2021, số lượng binh sĩ và sĩ quan Mỹ ở Iraq và Afghanistan sẽ còn lại không quá 2.500. Theo thống kê, cho đến gần đây, số lượng quân đội Mỹ ở các nước này ước tính lên tới hàng chục nghìn quân nhân.

Cơ quan báo chí của Bộ chỉ huy chung cho biết Thỏa thuận Sinjar (được đặt theo tên một thành phố ở tây bắc Iraq) đang bắt đầu có hiệu lực. Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt quan tâm đến thỏa thuận này.

Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng khu vực Sinjar hiện là khu vực nguy hiểm nhất về các mối đe dọa khủng bố. Có thông tin rằng đại diện của cánh vũ trang Đảng Công nhân Kurdistan (được coi là một tổ chức khủng bố ở Thổ Nhĩ Kỳ) đang huấn luyện ở khu vực này. 

Trong bối cảnh đó, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, việc Mỹ rút quân đội khỏi Iraq sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng hoạt động của họ ở quốc gia láng giềng, cụ thể là ở phía tây bắc Iraq để "san bằng mối đe dọa khủng bố". 

Theo Topwar.ru

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Trao quà Tết cho học trò nghèo tại huyện Krông Bông, Đắk Lắk. (Ảnh: HT)

Lặng thầm trao gửi yêu thương

GD&TĐ - Thời gian qua, Báo GD&TĐ tại miền Trung - Tây Nguyên thường xuyên phối hợp Hội nội thất ô tô Tây Nguyên hỗ trợ học bổng, quà cho học trò nghèo.

Trịnh Ngọc Thanh Tú nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Ảnh: TT

Nữ sinh phố núi ước mơ thành cô giáo

GD&TĐ - Trịnh Ngọc Thanh Tú - lớp 12A1, Trường THPT Lê Quý Đôn (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) luôn nuôi ước mơ làm cô giáo để nối tiếp truyền thống gia đình.