Thiếu ngủ có thể gây suy giảm não bộ và tự hủy tế bào

Một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng thiếu ngủ là không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Thiếu ngủ có thể gây suy giảm não bộ và tự hủy tế bào

Thậm chí, Tổ chức nghiên cứu giấc ngủ Hoa Kỳ (Nation Sleep Foundation) đã đưa ra đề xuất về các khoảng thời gian ngủ nghỉ để người dân tham khảo.

Theo thông tin trên trang Tech Times, những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cơ thể thiếu ngủ sẽ gây tổn hại trí não vì nó sẽ tạo ra tình trạng quá tải trong hoạt động tế bào, gây ra sự tự ăn thịt giữa các tế bào não.

Ảnh hưởng nguy hiểm của việc thiếu ngủ

Các nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Marche ở Ý được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu tình trạng thiếu ngủ trầm trọng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các tế bào microglial của não. Vì các nghiên cứu trước đây cho thấy thiếu ngủ khiến người ta có nguy cơ bị rối loạn thần kinh.

Để thực hiện nghiên cứu, họ đã cố tình tước đi giấc ngủ ở một số con chuột để theo dõi hoạt động của não trong suốt thời gian thiếu ngủ.

Các đối tượng thử nghiệm bao gồm những con chuột được nghỉ ngơi, một số được giữ thức giấc suốt 8 tiếng hoặc lâu hơn, và những con được giữ cho thức suốt 5 ngày để mô phỏng tác động của thiếu ngủ mãn tính.

Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng mạnh mẽ rằng những tế bào Astrocyte (tế bào sao), với công việc tìm kiếm và phá hủy các khớp thần kinh cũ và các tế bào não cạn kiệt mỗi ngày, rơi vào trạng thái làm việc quá sức khi một con chuột bị thiếu ngủ.

Astrocyte thường chỉ cần nối lại các khớp và ăn tế bào cũ để thay chúng bằng những tế bào khỏe mạnh, nhưng các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng chúng hoạt động tích cực hơn trong não những con chuột bị thiếu ngủ - thực ra là quá tích cực.

Nhà nghiên cứu Michele Bellesi cho biết: "Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy các tế bào astrocyte còn "ăn" luôn cả các phần của khớp thần kinh do mất ngủ".

Sự tự hoại trong não

Sau khi quan sát thêm, các nhà nghiên cứu còn lưu ý rằng các tế bào astrocyte (tế bào hình sao) thậm chí còn ăn những tế bào thần kinh và tế bào khỏe mạnh khi não không được nghỉ ngơi.

Theo nghiên cứu, hoạt động của tế bào hình sao ở những con chuột nghỉ ngơi tốt chỉ ở mức 6%, nhưng nó tăng đến 8% ở những con chuột thiếu ngủ. Mặt khác, hoạt động của các microglial ở chuột mô phỏng chứng thiếu ngủ kinh niên đã gia tăng đột biến lên mức 13.5%  trong hoạt động của các tế bào sao.

Trạng thái hạn chế giấc ngủ nhưng không làm mất ngủ cấp tính kích hoạt microglial (tế bào tiêu hóa) trong trường hợp không có các dấu hiệu của chứng viêm thần kinh đã cho thấy giống như nhiều căng thẳng khác, sự gián đoạn giấc ngủ kéo dài dẫn cũng đến việc kích hoạt microglial, có thể làm tăng sự nhạy cảm của não dẫn đến tổn thương não bộ" đây là kết luận từ nghiên cứu.

Bellesi cho biết rằng những phát hiện của nhóm nghiên cứu đang lo lắng vì hoạt động của microglial tăng lên liên quan đến nhiều triệu chứng rối loạn não, bao gồm bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, họ sẽ không dừng lại ở đây, tiếp theo nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát hoạt động microglial ngắn ngày ở các đối tượng mất ngủ.

Theo Vnreview

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ