Trong khi các công nghệ siêu âm hiện tại có thể xác định mảng bám tích tụ trên thành động mạch, xác định khi các mảng bảm này có nguy cơ bị vỡ dẫn đến các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Việc phát hiện sớm là khá khó khăn. Nhóm nghiên cứu đã phát triển ra thiết bị siêu âm băng tần kép có thể giúp phát hiện các mảng bám dễ bị tổn thương và cho phép chẩn đoán chính xác hơn cho các bệnh nhân có nguy cơ cao.
Phương pháp tiếp cận hiện nay chỉ phát hiện các mảng xơ vữa dễ bị tổn thương liên quan tới việc sử dụng các chất tương phản có tên gọi “micro-bubbles”.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiêm micro-bubbles vào trong máu của bệnh nhân. Chất này sẽ tìm ra các phần tử liên kết với mảng bám dễ bị tổn thương và sẽ được tô đậm khu vực đó trên hình ảnh kết quả siêu âm.
Theo các nhà nghiên cứu NC State, thiết bị sử dụng trong cách tiếp cận này không tối ưu để phát hiện các tác nhân tương phản như chúng được thiết kế cho chế độ hiển thị cao tần.
“Vì vậy, chúng tôi phát triển ra một đầu dò siêu âm nội mạch băng tần kép để truyền và nhận tín hiệu” - PGS Xiaoning Jiang của trường NC State cho biết.
Hoạt động trên hai băng tần cho phép bạn làm mọi thứ mà các thiết bị siêu âm nội mạch hiện tại có thể làm, nhưng dễ phát hiện hơn nhiều.
Nhóm nghiên cứu cũng đã kiểm thử thiết bị nguyên mẫu trong phòng thí nghiệm và cho thấy kết quả khá tốt. Hiện giờ, các nhà nghiên cứu đang tiến hành tối ưu hóa công nghệ này với hy vọng sẽ được đưa vào thử nghiệm tiền lâm sàng trong tương lai gần.