Thiên thạch “rơi trên đầu” mỗi ngày mà chúng ta không biết

Theo các nhà Thiên văn học, hiện tượng thiên thạch rơi xuống trái đất vẫn diễn ra mỗi ngày, nhưng chúng ta thường không cảm nhận được.

Thiên thạch bốc cháy khi rơi vào bầu khí quyển của trái đất.
Thiên thạch bốc cháy khi rơi vào bầu khí quyển của trái đất.

Nguyên nhân là bởi những thiên thạch này có kích thước nhỏ, khi bay vào bầu khí quyển Trái đất sẽ bị ma sát, bốc cháy và khi rơi xuống trái đất, chúng chỉ còn là những hạt bụi.

Có rất nhiều thiên thạch đang "bay" trong vũ trụ, nhưng hầu hết chúng không có hại với chúng ta vì chúng ở xa trái đất. Chỉ khi chúng thay đổi quỹ đạo và có xu hướng cắt ngang quỹ đạo trái đất thì sẽ dẫn tới nguy cơ va chạm trong tương lai.

Những thiên thạch gần trái đất khi chúng nằm cách mặt trời 1,3 đơn vị thiên văn (tương đương với khoảng 150 triệu km).

NASA ước tính có hơn 1 triệu thiên thạch và tiểu hành tinh đang lang thang gần trái đất và có chừng 4.700 thiên thạch có đường kính khoảng 100m đang bay gần trái đất.

Cũng theo các nhà khoa học, trái đất của chúng ta có 3/4 diện tích là biển, vì vậy hầu hết các thiên thạch lớn dù vượt qua được lớp khí quyển cũng sẽ rơi xuống biển. 

Trên 1/4 diện tích mặt đất còn lại cũng có rất nhiều khu vực không có người ở như rừng, đồi núi, sa mạc… vì vậy người ta cũng thường được tìm thấy thiên thạch ở nơi đó.Các thiên thạch cỡ lớn không nguy hiểm bằng các thiên thạch cỡ nhỏ bởi chúng chịu nhiều lực hấp dẫn lớn hơn trong vũ trụ. Thiên thạch cỡ nhỏ dưới 40m rất khó phát hiện, chỉ khoảng 1% số này đã được nhận diện.

Thiên thạch thường được phát hiện tại các nước như Mỹ, Nga cũng bởi vì đây là những nước có diện tích lớn nhất nhì thế giới.

Hồi tháng 2/2013, một trường hợp nổ thiên thạch hy hữu xảy ra ở vùng Chelyabinsk thuộc miền trung nước Nga vào ban ngày. Điểm tiếp đất của thiên thạch là một hồ băng không có người ở, nhưng những xung chấn mạnh mẽ của nó đã khiến hơn 1.000 người bị thương và làm hư hại hàng nghìn tòa nhà.

Thiên thạch “rơi trên đầu” mỗi ngày mà chúng ta không biết - Ảnh 2

Vệt khói thiên thạch để lại trên bầu trời sau khi nó lao xuống vùng Chelyabinsk của Nga.

Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng quá về những hiểm họa do đá trời gây ra. Những cú rơi nho nhỏ hầu như không được nhận thấy, trừ khi viên đá trời rơi trúng đầu bạn, còn những vụ nổ lớn như ở Chelyabinsk thì hàng trăm năm mới xảy ra một lần.

Tần suất thiên thạch đâm vào trái đất?

Với các thiên thạch có đường kính nhỏ hơn 10m, ngày nào chúng ta cũng “hứng chịu”. Những mảnh thiên thạch đá này đều bị phá hủy gần hết và chỉ có một số ít mảnh vụn chưa cháy hết của chúng rơi xuống mặt đất.

Các thiên thạch có đường kính 10 – 15m có tần suất 10 lần trên khoảng mỗi thế kỷ. Các thiên thạch này chủ yếu nổ trên cao và ít gây ra hậu quả dưới đất.

Thiên thạch có đường kính 15 - 50m, tần suất xảy ra là 4 đến 5 lần mỗi thế kỷ. Loại thiên thạch này sẽ phát nổ gần mặt đất, bắn ra nhiều mảnh vụn, có thể gây nguy hiểm cho con người, cây cối, nhà cửa…. Vụ nổ thiên thạch Chelyabinsk là dạng này.

Các thiên thạch có đường kính từ 50 – 100m thì tần suất xảy ra 3 đến 4 lần/ngàn năm. Khu vực mà nó gây hại thường nằm trong bán kính từ 20 – 40 km.

Thiên thạch “rơi trên đầu” mỗi ngày mà chúng ta không biết - Ảnh 3

Với thiên thạch có đường kính từ 100 – 150m, mỗi 5.000 năm có thể xảy ra một lần. Khi rơi xuống, nó sẽ tạo ra hố sâu có đường kính 2 km, bắn ra các khối vật chất với bán kính lên tới 10 km. Ở trong vùng bán kính 50 đến 80km, mọi thứ đều bị tàn phá.

Với thiên thạch có đường kính từ 150 - 1.000m, tần suất xảy ra là khoảng 10.000 năm/lần. Hậu quả xảy ra là một quốc gia lớn khoảng 555.000km2 sẽ bị phá hủy hoàn toàn.

Còn với các thiên thạch có đường kính từ 1.000 đến 5.000m hoặc hơn, có thể khoảng 300.000 ngàn năm mới có thể xảy ra một lần. Khi đâm vào, nó sẽ tạo ra hố khổng lồ đường kính 10 – 16 km. Nếu xảy ra, sự sống trên Trái đất có thể bị “xóa sổ” hoàn toàn.

Thiên thạch có đường kính 5000m trở lên, tần suất xảy ra là khoảng 20 triệu năm/lần). Nó có thể khiến Trái đất nổ tung hoặc sự sống kết thúc.

Nghe thật đáng sợ nhưng trong khoảng 1000 năm qua chưa có người nào chết bởi thiên thạch hoặc tác động của một vụ nổ. Hiện các nhà khoa học đã tìm ra nhiều cách để phá hủy hoặc làm chệch quỹ đạo các thiên thạch này như: dùng tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân, tàu không người lái, máy kéo trọng lực, năng lượng mặt trời hay robot phá đá.

Theo doisongphapluat

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ