Thích ứng, đảm bảo tiến độ kế hoạch chương trình năm học

GD&TĐ - Với phương thức dạy học linh hoạt và phù hợp với tình hình, ngành giáo dục Lạng Sơn đang vượt qua khó khăn do dịch Covid-19, từng bước triển khai hiệu quả, đảm bảo tiến độ kế hoạch chương trình năm học.

Đảm bảo các điều kiện để duy trì dạy học

Xác định việc giữ an toàn trường học là nhiệm vụ quan trọng, ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với ngành y tế địa phương để triển khai những biện pháp cần thiết, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên.

Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên, đến nay số người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 là hơn 19.800 người trên tổng số hơn 20.400 người (đạt tỉ lệ 96,67%), trong đó số người được tiêm mũi 3 là hơn 15.200 (đạt tỉ lệ 74,2%).

Đối với học sinh, đến nay số em được tiêm mũi 2 là hơn 74.300 trên tổng số hơn 74.500 ( đạt tỉ lệ 98,19%).

Các cơ quan, đơn vị, nhà tài trợ tặng phòng học máy tính cho trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Bính Xá (Đình Lập, Lạng Sơn)
Các cơ quan, đơn vị, nhà tài trợ tặng phòng học máy tính cho trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Bính Xá (Đình Lập, Lạng Sơn)

Bên cạnh đó, ngành cũng đã chỉ đạo rà soát các điều kiện để tổ chức dạy học trực tiếp, trong đó ưu tiên dạy trực tiếp các khối theo chương trình giáo dục phổ thông mới (lớp 1, 2, 6) và khối lớp cuối cấp (lớp 9, 12).

Sở GD&ĐT Lạng Sơn đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố rà soát danh sách học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để xây dựng phương án hỗ trợ máy tính, thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến, trong đó huy động các nguồn lực xã hội để cùng tham gia; chỉ đạo các nhà trường xây dựng các bài giảng để phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, nhất là đối với lớp 1, lớp 2.

Ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã triển khai vận động quyên góp ủng hộ Chương trình “Sóng và máy tính cho em”; hỗ trợ, phân bổ đợt 1 được 500 máy tính bảng và đợt 2 bằng tiền mặt cho 7 huyện, dự kiến đợt 3 sẽ cung cấp thêm 500 máy tính bảng.

Sở GD&ĐT đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, giáo viên tin học của 350 trường từ cấp tiểu học đến THPT và khối giáo dục thường xuyên về sử dụng phần mềm quản lý nhà trường vnEdu, phần mềm dạy học trực tuyến. Đồng thời cung cấp miễn phí tài khoản Office 365 cho hơn 3.300 cán bộ, giáo viên và hơn 11.000 tài khoản cho học sinh trong toàn ngành để hỗ trợ công tác dạy học trực tuyến và quản lý nhà trường.

Tính đến ngày 6/4, Lạng Sơn đang có 261/674 (tỉ lệ 38,72%) nhà trường tổ chức dạy, học trực tuyến, với 21.167 học sinh (tỉ lệ 10,27%). Hầu hết các nhà trường đang triển khai lớp học “song song” kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch, đảm bảo các điều kiện an ninh, an toàn trong trường học.

Thích ứng, triển khai đúng tiến độ kế hoạch giáo dục

Nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh, thời gian qua ngành giáo dục tỉnh Lạng Sơn đã chủ động, linh hoạt triển khai các nhiệm vụ giáo dục một cách phù hợp, hiệu quả. Các cơ sở giáo dục đã kịp thời xây dựng và điều chỉnh phương án, kịch bản sẵn sàng cho việc chuyển trạng thái, thay đổi hình thức tổ chức dạy học, ứng phó linh hoạt với tình hình diễn biến dịch Covid-19.

Một giờ học "song song" kết hợp trực tiếp và trực tuyến của cô và trò trường THPT Văn Quan (Văn Quan, Lạng Sơn)
Một giờ học "song song" kết hợp trực tiếp và trực tuyến của cô và trò trường THPT Văn Quan (Văn Quan, Lạng Sơn)

Đến nay, với nỗ lực lớn của toàn ngành và từng nhà trường, đơn vị, Lạng Sơn cơ bản thực hiện đúng tiến độ kế hoạch giáo dục. Từ đầu học kỳ II đến nay, tỷ lệ học sinh tiểu học tham gia học tập trực tiếp đạt trung bình là 91%; THCS là 86%; THPT là 90%.

Mô hình lớp học “song song” vừa dạy trực tiếp vừa thu phát trực tuyến đem lại sự phù hợp, hiệu quả khi vừa đảm bảo triển khai cho học sinh trên lớp, vừa giúp học sinh phải nghỉ học tại nhà học tập thuận tiện hơn.

Tính đến hết tháng 3/2022, toàn tỉnh có 155/675 (22,96%) trường từ cấp tiểu học đến THPT tổ chức dạy học theo mô hình “song song”, trong đó hơn 37.000 học sinh học trực tuyến. Các trường đã trang bị đầy đủ các thiết bị máy tính, micro, camera, giá đỡ điện thoại và chuẩn bị đường truyền mạng ổn định để việc dạy học được thuận lợi.

“Nhà trường đã trang bị thêm thiết bị cho các lớp học tại trường chính và khối lớp học chương trình giáo dục phổ thông mới, với tổng số 12/15 phòng học có máy chiếu, ti vi” - cô giáo Nguyễn Thị Đức Vượng, Hiệu trưởng trường TH và THCS Nhượng Bạn (Lộc Bình, Lạng Sơn) cho biết.

Với trường THPT Văn Quan (Văn Quan, Lạng Sơn) hiện có hơn 630 học sinh, đến ngày 6/4, nhà trường còn 28 học sinh đang cách ly và học trực tuyến tại nhà. Thầy giáo Bùi Ngọc Đồng, Hiệu trưởng nhà tường trao đổi: Để tổ chức mô hình lớp học “song song”, trường đã trang bị các thiết bị công nghệ, đầu tư lắp đặt internet, camera, micro, máy tính, máy chiếu… cho 100% lớp học, cho phép học sinh nghỉ học tại nhà có thể tham gia học qua phần mềm trực tuyến. 

Sở GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị, cơ sở giáo dục khắc phục khó khăn, tiếp tục duy trì, đảm bảo hoàn thành chương trình năm học theo đúng tiến độ; chủ động rà soát các điều kiện để tổ chức dạy học trực tiếp, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, 2, 6, 9 và lớp 12; đảm bảo tốt công tác huy động học sinh đến trường; có kế hoạch chi tiết, cụ thể trong tổ chức ôn tập cho học sinh cuối cấp… đảm bảo duy trì chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh”.

Ông Hoàng Quốc Tuấn, Giám đốc Sở GD&ĐT Lạng Sơn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.