Thị trường Bất động sản trong xu thế chuyển đổi số

GD&TĐ - Ngày 17/6, tại TP. Đà Nẵng, Báo Công Thương phối hợp với Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số”.

Trong lĩnh vực bất động sản, chuyển đổi số diễn ra chậm hơn. Ảnh minh họa.
Trong lĩnh vực bất động sản, chuyển đổi số diễn ra chậm hơn. Ảnh minh họa.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Minh – Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương cho biết, tại Việt Nam, chuyển đổi số đã diễn ra mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực như tài chính, du lịch… Tuy nhiên, trong lĩnh vực bất động sản, chuyển đổi số diễn ra chậm hơn.

Hội thảo “Thị trường Bất động sản trong xu thế chuyển đổi số” được tổ chức nhằm góp phần giúp doanh nghiệp bất động sản có thông tin toàn cảnh về “bức tranh” chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản, những tác động và cơ hội mà chuyển đổi số mang lại trong bất động sản, gợi mở các giải pháp, khuyến nghị cho doanh nghiệp bất động sản chủ động thích ứng và chuyển đổi số thành công.

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương, phát biểu khai mạc Hội thảo.
Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương, phát biểu khai mạc Hội thảo. 

“Hội thảo kỳ vọng sẽ góp một phần nhận diện mức độ chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản hiện nay, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ chuyển đổi số hiện tại và có chiến lược phát triển phù hợp.

Từ đó, thúc đẩy nhanh hơn, bền vững hơn tiến trình chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản”, ông Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh.

Tại hội thảo, hơn 300 đại biểu đã được cập nhật thông tin chung về thị trường bất động sản hiện nay, và toàn cảnh thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số.

Các đại biểu đã được cập nhật thông tin chung về thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số.
Các đại biểu đã được cập nhật thông tin chung về thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số.

Theo Hội môi giới bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam năng động và có nhiều động lực phát triển nhất châu Á, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm. Bất động sản được dự báo triển vọng rất tích cực trong 20 năm tới.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng đối mặt với những vấn đề nội tại khi quy mô ngày càng tăng và với tốc độ ngày càng nhanh. Bất động sản từ lâu đã được coi là một trong những tài sản có tính thanh khoản thấp nhất.

Các hệ thống thủ tục pháp lý phức tạp rào cản gia nhập thị trường quá cao với hầu hết mọi người, vì tài sản quá đắt, đang ảnh hưởng tới dòng vốn chảy vào bất động sản.

Các dòng tài chính quy mô lớn chủ yếu dựa vào các khoản vay ngân hàng và trái phiếu, làm gia tăng rủi ro hệ thống. Rủi ro của ngành bất động sản đã trở thành một trong những rủi ro lớn nhất của nền kinh tế, cả về rủi ro tài chính lẫn sự lãng phi tái nguyên đất.

Ông Trương Trí Vĩnh – Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, chuyển đổi số, như quá trình dịch chuyển từ các quyết định tự phát của thị trường sang các quyết định dựa trên nền tảng dữ liệu, được mong đợi sẽ mang lại giải pháp dẫn dắt ngành công nghiệp này vượt qua những vấn đề nội tại.

Các chuyên gia nêu ý kiến và nhận định tại hội thảo.
Các chuyên gia nêu ý kiến và nhận định tại hội thảo.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế, chuyên gia công nghệ thông tin và chuyên gia bất động sản đều có chung nhận định: Chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản là xu hướng tất yếu. Chuyển đổi số sẽ giúp minh bạch thị trường bất động sản, giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Chủ động thích ứng và có chiến lược chuyển đổi số phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận khách hàng, tăng trải nghiệm cho khách hàng, mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu. Tận dụng được các cơ hội từ chuyển đổi số sẽ làm gia tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp chậm chạp và không có chiến lược chuyển đổi số phù hợp sẽ bị tụt lại và có nguy cơ bị đào thải.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...