Thị trấn sinh ra để đánh lừa người khác

 Nhà in ở New York cố tình "bịa" thêm địa danh Agloe vào tấm bản đồ với mục đích đánh dấu bản quyền, nhưng hơn 80 năm sau người ta phát hiện ra rằng nơi này có thật.

Thị trấn sinh ra để đánh lừa người khác

Vào những năm 30 của thế kỷ trước, một thị trấn nhỏ có tên Agloe bất ngờ xuất hiện trên làng hoạt các tấm bản đồ của New York. Địa danh này nằm gần một con đường dẫn từ Roscoe đến Rockland, gần Beaverkill. Con đường này rất ít người qua lại và gần như vô danh, do vậy chẳng ai biết rằng Agloe không hề tồn tại, ngoại trừ những người làm nên tấm bản đồ này.

Thị trấn Agloe trên tấm bản đồ được in vào những năm 1930. Ảnh: Amusing.

Thị trấn Agloe trên tấm bản đồ được in vào những năm 1930. Ảnh: Amusing.

Theo Amusing Planet, thị trấn này là một cái bẫy bản quyền mà những người làm bản đồ dùng để đánh lừa các nhà xuất bản khác. Nếu một công ty nào bán các tấm bản đồ tương tự, có cả Agloe thì họ sẽ bị kiện.

Người nghĩ ra sáng kiến này là Otto G. Lindberg, giám đốc công ty General Drafting và trợ lý Ernest Alpers, khi thiết kế bản đồ đường bộ bang New York. Cái tên Agloe được ra đời từ việc hai người trên đã ghép các chữ cái đầu tiên từ tên của họ.

Việc vẽ bản đồ rất vất vả và cầu kỳ. Các nhà địa lý đã phải làm việc chăm chỉ, kiểm tra tỉ mỉ từng địa điểm và đặt đúng vị trí của chúng trên bản đồ. Do vậy, họ cần phải bảo vệ thành quả của mình bằng cách nghĩ ra một địa điểm tưởng tượng để làm dấu hiệu nhận biết.

Nhiều du khách ngày nay vẫn muốn tìm kiếm thị trấn Agloe. Ảnh: Amusing.

Nhiều du khách ngày nay vẫn muốn tìm kiếm thị trấn Agloe. Ảnh: Amusing.

Vài năm sau đó, một công ty khác tên là Randy McNally cũng bán bản đồ tương tự. Lindberg và Alpers rất phấn khích và kiện hãng này ra tòa vì ăn trộm bản quyền. Tuy nhiên kết quả lại khiến họ bất ngờ.

Các luật sư của Randy McNally quyết không chịu thua kiện. Họ cất công tìm đến con đường có đánh dấu vị trí của thị trấn Agloe và tìm thấy một tòa nhà có tên là Agloe General Store. Điều này đã chứng minh địa danh Agloe có thật. Tuy nhiên tòa nhà này chỉ tồn tại một thời gian ngắn sau đó.

Năm 2014, Agloe lại một lần nữa xuất hiện trên Google Maps, tại cùng một vị trí mà của nó cách đây hơn 80 năm, song cũng bị gỡ bỏ. Cùng năm, Cục Khảo sát Địa chất Mỹ cũng thêm Agloe vào hệ thống thông tin địa lý, nhưng cái tên này vẫn không được công nhận chính thức.

Ngày nay, du khách đến New York khi biết câu chuyện trên thường rất háo hức đến thăm con đường dẫn từ Roscoe đến Rockland để khám phá thị trấn "ảo mà như thật" Agloe. "Tôi vẫn tin rằng Agloe là có thật. Chỉ là thị trấn lúc ẩn lúc hiện mà thôi, và nếu may mắn, bạn sẽ được đặt chân tới đó", một du khách tự nhận mình là người mộng mơ cho biết.

Theo Vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.