Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc

GD&TĐ - Môn thi Lịch sử THPT quốc gia sáng nay (4/7) khiến nhiều thí sinh ấn tượng, dành nhiều tâm huyết để nêu lên suy nghĩ về truyền thống đoàn kết dân tộc.

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc
 
Hà Nội:  Thí sinh tự tin đạt điểm cao
Kết thúc môn thi Lịch sử, hầu hết các thí sinh đều rời điểm thi với tâm trạng phấn khởi khi hoàn thanh tốt bài thi. Nhiều em ấn tượng với câu hỏi mở trong đề khi nói đến việc thế hệ thanh niên hiện nay cần làm gì để tăng tinh thần đoàn kết đại dân tộc. Với đề thi này, học sinh có cơ hội để trình bày suy nghĩ của mình.

Nguyễn Thùy Anh - học sinh trường THPT Hoàng Cầu - nhận định: Theo em, đề Lịch sử năm nay có kiến thức cơ bản, học sinh trung bình cũng có thể làm được. Em thích câu hỏi về chiến thắng Điện Biên Phủ và câu bày tỏ trách nhiệm của thanh niên Việt Nam cần làm gì để phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc.

Còn Tùng Dương - học sinh trường THPT Kim Liên - chia sẻ: Em thấy đề thi năm nay rất hay với câu hỏi về chiến dịch Điện Biên Phủ, một chiến thắng lớn của dân tộc. Ngoài việc nắm chắc kiến thức thì học sinh cần có đánh giá về lịch của dân tộc mình, để nói lên tiếng nói của thanh niên thế hệ trẻ hiện nay. Em nghĩ sẽ đạt điểm tốt môn này.

Thí sinh đến từ Trường THPT Thanh Oai B cho biết: Năm nay em ấn tượng với câu 4 nói về tinh thần đoàn kết của dân tộc. Chúng em cũng không bất ngờ với dạng đề này và đã có sự chuẩn bị từ trước. Em nghĩ bài làm của em sẽ đạt được điểm tốt. (Việt Cường)

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 1Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 2Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 3

Thanh Hóa: Dễ thở với đề thi môn Lịch sử

Thí sinh Lê Thị Hằng - học sinh Trường Nông Cống 1 (huyện Nông Cống), dự thi tại điểm thi Trường ĐH Hồng Đức (cơ sở 1) - cho biết: Đề thi Lịch sử năm nay vừa sức với thí sinh. Em thi khối C, những môn xã hội thuộc sở trường của em. Em cũng đã ôn tập rất kỹ môn Lịch sử nên đề thi năm nay không khó với em. Em đã hoàn thành bài thi của mình khi mới hết 2/3 thời gian thi.

Thí sinh Phạm Thị Trang - học sinh Trường THPT Ba Đình (huyện Nga Sơn) - là học sinh giỏi môn Lịch sử, em từng đạt giải nhì môn Lịch sử trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh.

Trang cũng cho biết: Đề thi năm nay vừa sức. Môn Lịch sử vốn là môn sở trường của em. Em cũng hoàn thành bài thi khi mới hết 2/3 thời gian thi. Môn Lịch sử yêu cầu thí sinh nhớ chính xác các sự kiện, không cần phải viết nhiều, viết vòng vo mà phải trình bày vào đúng yêu cầu của câu hỏi, trình bày những nội dung cơ bản.

Em rất thích câu IV về chủ trương “thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc” và thế hệ trẻ hiện nay cần làm gì để phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc.

Theo em, đoàn kết luôn là sức mạnh để chiến thắng mọi kẻ thù và vượt qua mọi khó khăn. Chân lý này đã được khẳng định qua thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Thế hệ trẻ ngày nay, phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc từ những việc nhỏ nhất như cùng chung tay chia sẻ những khó khăn với cộng đồng, làm những việc có ích cho xã hội; tham gia các tổ chức Đoàn thanh niên tuyên truyền tư tưởng đại đoàn kết dân tộc trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế và an ninh quốc phòng; chống lại những ý kiến xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nhân dân…

Còn thí sinh Lê Thị Giang, học sinh Trường THPT chuyên Lam Sơn chia sẻ: Em thi khối D nên Lịch sử là môn thi xét công nhận tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, em thấy đề thi vừa sức. Em ôn tập kỹ phần lịch sử Việt Nam nên làm tốt phần này hơn, còn câu I, lịch sử thế giới em làm vẫn thiếu ý. Chắc em sẽ bị mất điểm ở câu I, nhưng dự đoán em cũng sẽ được khoảng 7 điểm môn Lịch sử.

Được biết, tại Thanh Hóa, buổi thi môn Lịch sử có 3 thí sinh bị đình chỉ thi do mang tài liệu vào phòng thi tại cụm thi số 34 – Trường ĐH Hồng Đức tổ chức. (Nguyễn Quỳnh)

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 4Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 5Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 6
Gia Lai: Thú vị đề thi mang hơi thở cuộc sống

Em Nguyễn Thị Lý - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - nhận định: Đề Sử năm nay là dạng đề mở, dễ kiếm điểm hơn. Em tâm đắc với câu về chủ trương của Đảng, đại đoàn kết dân tộc và thanh niên phải làm gì để xây dựng chính sách Đại đoàn kết dân tộc, nó mang tính hơi thở cuộc sống.

Cùng chung quan điểm bạn Nguyễn Văn Hùng - Trường THPT Mạc Đỉnh Chi - cho biết: Đề thi có nhiều câu bám sát sách giáo khoa lớp 12, nhưng vẫn có câu đòi hỏi tính vận dụng kiến thức xã hội ngoài khá cao. Thi môn Lịch sử mà không phải chú trọng quá nhiều vào học thuộc nhớ lâu, đó chính là điều thú vị của đề thi năm nay. Với dạng đề này em tự tin bài làm đạt khoảng 8 điểm.

Tại cụm thi Gia Lai do trường ĐH Nông Lâm TP HCM chủ trì, buổi thi môn Lịch sử sáng nay có 1.939 thí sinh dự thi, vắng 85 em. Có 3 trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế. (Nguyễn Dũng)

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 7Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 8Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 9
Kiên Giang: Đề thi hay, vừa sức

Theo ghi nhận ý kiến của nhiều thí sinh tại Kiên Giang, đề thi môn Lịch sử với 4 câu hỏi không quá dài và vừa sức.

Vui vẻ rời phòng thi khi chưa hết thời gian làm bài, thí sinh Nguyễn Phước Thịnh - học sinh Trường THPT Nguyễn Hùng Sơn - tự tin sẽ có từ 7 đến 8 điểm ở môn thi Lịch sử.

Theo Thịnh, đề Sử năm nay rất hay vì không nặng lý thuyết mà nghiêng về tính vận dụng, phân tích và trình bày ý kiến cá nhân.

“Đề sử năm nay có nhiều câu hỏi mở, em thích nhất là câu hỏi cần làm gì để phát huy sức mạnh truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Đây là câu hỏi mà theo em ý nghĩa và hay nhất trong đề thi năm nay” - thí sinh bạn Huỳnh Kỳ Anh, học sinh Trường THPT An Biên bày tỏ.

Còn thí sinh Châu Trọng Nghĩa - học sinh Trường THPT Nguyễn Trung Trực nhận định đề Sử năm nay không khó nhưng rất khó để đạt điểm cao.

Cũng theo Nghĩa, đề sử không quá máy móc và nặng lý thuyết, chính điều này đã kích thích khả năng phân tích, tư duy khi làm bài của thí sinh, giúp thí sinh có thể diễn đạt theo ý kiến cá nhân. (Ngọc Mai)

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 10Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 11Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 12Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 13Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 14
 Nghệ An: Đề thi "trong Sử có Văn"!

Môn Lịch sử là môn có lượng thí sinh đăng ký thấp nhất ở hai cụm thi của Nghệ An. Tuy nhiên, trái với những lo lắng ban đầu, kết thức thời gian thi, thí sinh bước ra khỏi điểm thi khá hào hứng với đề thi và kết quả làm bài:

Thí sinh Lê Đình Tính - TrườngTHPT Nguyễn Cảnh Chân (Thanh Chương) chia sẻ (xem clip):

Em Đỗ Như Ngọc - một thí sinh quân đội đi thi, dự định xét tuyển vào trường Học viện Biên phòng - chia sẻ: Em rất thích đề này, đề hay, đúng theo tinh thần của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra “Trong văn có sử, trong sử có văn, không quá nặng nề các số liệu và kiến thực học thuộc”.

Em rất thích câu hỏi liên hệ về “chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng” và “thế hệ thanh niên trẻ hôm nay cần làm gì để phát huy truyền thống, xây dựng đất nước”. Bản thân em là một người đang trong môi trường quân ngũ, vì thế, em đã làm trong bài thi là những thanh niên như em cần có ý thức, bản lĩnh, rèn luyện tri thức và nhân cách đề phục vụ đất nước”.

Cùng chung nhận xét về đề Lịch sử có tính mở, nhưng em Võ Hồng Phong cho biết: “Đề hay không phải là đề dễ. Cá nhân em thấy đề thi có tính phân loại học sinh cao. Các kiến thức yêu cầu trong đề bao trùm lịch sử nước ta từ đầu thế kỷ 20 đến nay.

Và chỉ những học sinh nắm vững kiến thức, hiểu bản chất của các vấn đề lịch sử, đồng thời có cái nhìn bao quát, thì mới làm đúng và trúng, tranh lan man, nói không đúng trọng tâm”. (Hồ Lài ghi)

Thí sinh dò lại bài làm sau giờ thi
Thí sinh dò lại bài làm sau giờ thi
 Đà Nẵng: Nhiều thí sinh "lệch tủ"

Đề thi không dài, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12, chỉ có một ý nhỏ nằm trong chương trình của lớp 11 -  là nhận xét chung của nhiều thí sinh tại Đà Nẵng.

Thí sinh Ngọc Châu - HS trường THPT Ngô Quyền, dự thi để lấy điểm xét tuyển khối C - cho biết: “Do em chưa biết vận dụng, tổng hợp các kiến thức từ trong sách để biến thành quan điểm nhận xét của riêng mình về quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam tháng 12 năm 1953 nên chắc em không đạt được điểm tuyệt đối ở phần này.

Một thí sinh là HS lớp chuyên Sử trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ: Câu hỏi về chính sách đại đoàn kết dân tộc là một câu hỏi rất hay, có tính thời sự, phù hợp với bối cảnh xã hội hiện nay. Em làm câu này tương đối tốt.

Ở phần Lịch sử thế giới, rất nhiều thí sinh cho biết đã bị “tủ đè”, “lệch tủ” do học tủ phần Lịch sử nước Mỹ: “Chúng em cứ phán đoán vừa rồi Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam thì chắc đề cũng có câu hỏi liên quan đến Mỹ, ai dè trật lất!

Đà Nẵng chỉ có 3 điểm thi có thí sinh dự thi môn Lịch sử. (Hà Nguyên)

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 16Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 17Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 18Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 19Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 20
Cần Thơ: Thí sinh hào hứng với câu hỏi "mở" 

Theo các thí sinh, đề Sử năm nay bám sát chương trình và không đánh đố thí sinh. Mặc dù đề thi cho ở dạng tổng hợp nhưng không quá nặng. Những thí sinh chọn thi khối C làm tốt bài thi và có thể đạt được trên 8 điểm.

“Đề thi môn Lịch sử sáng nay mới nhìn cảm thấy dài và hơi nhiều sự kiện. Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ, đề rất khoa học, tính phân loại cao.

Đặc biệt, với nhiều câu hỏi dạng tổng hợp, thí sinh có thể vận dụng kiến thức và hiểu biết để làm bài. Do em chọn thi khối C nên tập trung ôn luyện, em làm bài được khoảng 80%” - thí sinh Lê Thị Như Yến - thi tại cụm thi ĐH Cần Thơ - cho biết.

Câu hỏi được thí sinh tâm đắc nhất trong đề thi là chính sách đại đoàn kết dân tộc và thế hệ trẻ cần làm gì để đoàn kết dân tộc. Đây là dạng câu hỏi “mở” và có tính phân loại. Nhiều thí sinh làm tốt câu hỏi này và liên hệ với các vấn đề đang quan tâm hiện nay.

“Đề thi năm nay không đòi hỏi thí sinh phải nhớ quá nhiều mốc thời gian. Đề thi gồm 4 câu, trong đó có câu về chiến dịch Điện Biên Phủ và cuộc Cách mạng Khoa học - Công nghệ nửa sau thế kỷ XX, đại đoàn kết dân tộc. Đây là những mốc sự kiện quan trọng của đất nước, nếu thí sinh yêu môn Lịch sử, ôn tập tốt có thể đạt điểm cao. Em làm bài có thể đạt trên 7 điểm, đây cũng là môn cuối của khối C nên em khá yên tâm” - thí sinh Lê Ngọc Quyên chia sẻ.

Do môn Lịch sử ít thí sinh dự thi nên không khí bên ngoài trường thi ở Cần Thơ không đông đúc như các môn thi trước. Tại cụm thi ĐH Cần Thơ chỉ có 998 thí sinh dự thi. Sau khi hoàn thành 2/3 thời gian làm bài, nhiều thí sinh đã nộp bài ra về. (Quốc Ngữ) 

Thi sinh rời phòng thi sớm trong tâm trạng vui vẻ, phấn khởi
Quảng Nam: Vui quá, em làm bài rất tốt!

Kết thúc thi môn Lịch sử, thí sinh rời phòng thi trong tâm trạng phấn khởi. Nhiều thí sinh cho biết đề thi Lịch sử có nội dung mở, theo hướng sử dụng kiến thức để phân tích về sự kiện, mang tính tự luận cao.

Rời phòng thi trong tâm trang vui, thí sinh Lê Đức Dũng - điểm thi Trường CĐ Công nghệ - Kinh tế và Thủy lợi miền Trung - cho biết: Đề thi Lịch sử có 4 câu, trong đó có 7 câu hỏi nhỏ. Nội dung đề thi năm trong kiến thức chương trình học tập.

Kết quả làm bài của em khá tốt, trong đó em tự tin nhất là phần bài môn câu hỏi số 4, trình bày suy nghĩ về chủ trương thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc trong đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam và suy nghĩ của thế hệ trẻ Việt Nam về chủ trương này.

Mang tâm trạng phấn khởi như nhiều thí sinh khác, em Đinh Thị Yến  - học sinh Trường THPT Quang Trung (huyện miền núi Đông Giang) - chia sẻ: Cả 4 câu hỏi đề thi môn Lịch sử em đều hoàn thành, phần làm bài câu 2, 3, 4 em tự tin hơn cả.

So với đề thi môn Sử năm trước, em thấy nội dung đề thi mang tính "mở" cao hơn. Muốn làm bài tốt, thí sinh phải có kiến thức vững vàng về môn Lịch sử thì mới có khả năng tổng hợp, phân tích các sự kiện mà đề bài yêu cầu.

Còn thí sinh Nguyễn Thị Việt  - học sinh Trường THPT Đỗ Đăng Tuyển (huyện Đại Lộc) - bày tỏ: Em thật sự bất ngờ với đề thi môn Sử năm nay, đề thi hay, các câu hỏi đều có tính chất "mở". Kết quả làm bài của em khá tốt nên em hy vọng sẽ đạt điểm cao ở môn thi này. (Đại Thắng)

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 22Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 23Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 24Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 25Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 26Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 27

TP HCM: Thí sinh thích vì nhiều câu hỏi mở

Rời trường thi sớm 2/3 thời gian, nhiều thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Bách khoa TPHCM nhận xét: Đề thi hay, có nhiều câu hỏi mở, nếu chỉ học thuộc lòng thì sẽ chỉ đạt điểm trung bình.

Viết Hưng - Trường THPT Bà Điểm (huyện Hóc môn) nói: Đề gợi cho chúng em liên hệ nhiều và tư duy, bỏ đi lối học thuộc lòng. Tính liên hệ của học sinh cao hơn. Em nghĩ để đạt điểm 5-6 không khó, nhưng điểm cao hơn thì các bạn phải hiểu biết rộng hơn, tư duy nhiều. Nhất là ở câu 4, em nghĩ phân hóa học sinh cao.

Còn Nguyễn Thùy - THPT Nguyễn Văn Cừ (huyện Hóc Môn) chia sẻ: Em làm bài cũng khá ổn, em thấy câu nào cũng mở ra để học sinh tự luận, liên hệ, bày tỏ quan điểm của mình. Có câu về đoàn kết dân tộc, em thấy rất hay, đó chính là sức mạnh của đất nước. Đây là bài học ý nghĩa đối với chúng em.

Thí sinh Quang Hiếu - Trường THPT Nguyễn Hữu Cầu (Hóc Môn) trao đổi: Em nghĩ đề thi năm nay thí sinh cần vận dụng kiến thức của mình, câu 1 của đề năm nay lý thuyết nhưng vẫn tự suy luận, các câu hỏi đều là những câu hỏi mở. Em rất thích đề như vậy, bỏ đi việc phải học “vẹt”, nhớ những con số khô cứng.

Kết thúc môn thi Lịch sử, nhiều thí sinh tại điểm thi Trường ĐH Bách Khoa TPHCM đã hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia của mình và cùng phụ huynh trở về nhà.

Chị Thu Hà (ngụ ở huyện Hóc Môn) tâm sự: Hai mẹ con ở nhà người thi, gần điểm thi của cháu, bây mẹ con chạy xe về nhà luôn vì bố và ông bà đang chờ cơm. Kỳ thi năm nay thấy thoải mái, không kẹt xe, các cháu ra trường thi ai cũng vui vẻ nên chúng tôi mừng lắm. (Phan Nga)

Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 28Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 29Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 30Thi Lịch sử, thí sinh tự hào truyền thống đoàn kết dân tộc ảnh 31
Sóc Trăng: Thí sinh phấn khởi làm được bài

Đúng 9 giờ 35 phút, thí sinh đầu tiên rời khỏi phòng thi ở điểm thi trường THPT Mỹ Xuyên (tỉnh Sóc Trăng) là em Trương Hoàng Việt (học sinh trường này).

Vừa ra khỏi cổng, Việt phấn khởi cho biết: "Đề thi môn Lịch sử có 4 câu, trong đó câu 1 là lịch sử thế giới, các câu còn lại là lịch sử Việt Nam.

Nói chung đề không bất ngờ, nhất là với câu về chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954 thì hầu như bạn nào cũng làm được cả. Còn câu ấn tượng nhất là nói về chính sách đại đoàn kết dân tộc. Bài của em chắc chắn không dưới 7 điểm".

Ở điểm thi tại trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, thí sinh Nguyễn Quốc Toàn - trường THCS&THPT Lai Hòa -TX Vĩnh Châu - rất vui vì "Đề không khó, lại mang tính thời sự, tính giáo dục cao đối với học sinh. Em thích nhất là câu bàn về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng. Câu này em làm rất hứng thú. Bài chắc chắn đạt từ 8 điểm trở lên".

Còn thí sinh Trịnh Hoàng Tuấn - Trường THPT Trần Văn Bảy - chia sẻ: "Mấy hôm trước môn nào cũng khó nên sáng nay vào phòng thi, nhiều bạn rất lo vì sợ đề khó nhưng khi nhận đề thì thấy khá dễ.

Câu em thích nhất là câu số 1 hỏi về cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ thế giới vì dễ và câu bàn về chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng ta. Bài làm của em cũng chắc chắn đạt từ 7 trở lên".

Nhìn chung, thí sinh rời phòng thi phấn khởi vì làm được bài. (Cao Xuân Lương)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ