Thêm biện pháp “giải cứu” sông Tô Lịch

GD&TĐ - Mấy ngày qua, Công ty Thoát nước Hà Nội thí điểm dùng hóa chất Redoxy3C để làm sạch sông Tô Lịch. Hóa chất được đưa xuống tại điểm đầu nguồn (đường Nguyễn Đình Hoàn) và cầu Khương Đình.

Chế phẩm Redoxy 3C xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch khu vực cầu Khương Đình. Ảnh: TG
Chế phẩm Redoxy 3C xử lý ô nhiễm sông Tô Lịch khu vực cầu Khương Đình. Ảnh: TG

Sau khi Công ty Cổ phần cải thiện Môi trường Việt Nhật lắp đặt 4 máy lọc áp dụng công nghệ Nano – Bioreactor để làm sạch đoạn sông Tô Lịch dài khoảng 300m, Công ty Thoát nước Hà Nội đã đưa hóa chất Redoxy 3C của Đức xuống hai khúc sông để thí điểm. Công ty này đã quây gỗ khoảng diện tích 300 - 500 m2, rồi đưa hóa chất xuống nước tại đoạn sông ở phố Nguyễn Đình Hoàn (đầu nguồn) và đoạn tiếp giáp cầu Khương Đình (hạ nguồn).

Ghi nhận của Báo GD&TĐ sáng ngày 6/6 tại khu vực cầu Khương Thượng cho thấy, sau trận mưa đêm hôm trước, nước sông vẫn có màu đen, có hiện tượng sôi sủi, nổi bọt bẩn màu nâu. Còn đoạn sử dụng công nghệ Nhật Bản người dân đánh giá môi trường được cải thiện rõ rệt, bớt hẳn mùi hôi. Thậm chí, đi bộ ở bờ sông, không phải mang khẩu trang như trước.

Sông Tô Lịch sau 3 tuần sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản. Ảnh: TG
  • Sông Tô Lịch sau 3 tuần sử dụng công nghệ Nano - Bioreactor của Nhật Bản. Ảnh: TG

GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật nước và Môi trường cho biết: “Công ty Thoát nước Hà Nội sử dụng chất Redoxy 3C thử nghiệm làm sạch hai khúc sông Tô Lịch, về nguyên lý là tốt. Đặc biệt, hóa chất của Đức này đã được thử nghiệm làm sạch nước ô nhiễm của gần 100 hồ trên địa bàn Thủ đô. Đây là dùng giải pháp oxy hóa khử. Hóa chất đưa xuống lòng sông, các chất hữu cơ sẽ kết tủa, rồi thông qua các quá trình oxy hóa, hóa lý, hấp thu, keo tụ để xử lý vấn đề ô nhiễm nước sông. Đây là một chuỗi quá trình phức tạp”.

Anh Nguyễn Văn Dũng, nhà cạnh cầu Khương Đình cho biết: “Là dân gốc làng Hạ Đình nên khi Công ty Thoát nước Hà Nội thí điểm dùng hóa chất Redoxy3C để làm sạch sông Tô Lịch tôi theo dõi rất sát sao. Mấy hôm nay, khi thả hóa chất xuống sông, mùi hôi thối cũng giảm đáng kể. Nhìn chung là đỡ mùi nhưng nước sông vẫn bẩn. Tuy nhiên, khi lượng hóa chất hết dần, thì mùi hôi lại xuất hiện bởi sông không được lưu thủy và nước thải hai bên sông ngày ngày đổ vào”.

Công nhân môi trường hàng ngày vẫn phải vất vả vớt rác do nhiều người thiếu ý thức xả thẳng xuống sông. Ảnh: TG
  • Công nhân môi trường hàng ngày vẫn phải vất vả vớt rác do nhiều người thiếu ý thức xả thẳng xuống sông. Ảnh: TG

Theo các chuyên gia môi trường thì hai công nghệ đang được thử nghiệm trên sông Tô Lịch chỉ khác nhau ở việc đánh giá mức độ cặn nhiều hay ít. Song theo quan điểm của GS.TS Trần Hiếu Nhuệ, áp dụng công nghệ Nano -

Bioreactor của Nhật Bản sẽ để lại lượng cặn ít hơn so với việc dùng hóa chất Redoxy 3C.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ