Vận động viên cử tạ Việt Nam bị cấm thi đấu 4 năm vì dính doping

Hai lực sĩ cử tạ của Việt Nam đã bị cấm thi đấu 4 năm và phạt 5.000 USD vì dính doping. 

Lực sĩ Trịnh Văn Vinh tại ASIAD 18
Lực sĩ Trịnh Văn Vinh tại ASIAD 18

Như tin Lao Động đã đưa trước đó, hồi tháng 2.2019, Liên đoàn cử tạ Việt Nam đã nhận được thông báo của Liên đoàn cử tạ thế giới (IWF), vận động viên Trịnh Văn Vinh và Nguyễn Thị Phương Thanh dương tính với chất testosterone ngoại sinh và một chất khác.

Kết quả kiểm tra doping của Vinh được thực hiện vào tháng 11.2018, trước thời điểm hai vận động viên nhân dân thi đấu tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc 2018.

Tại ASIAD 18 diễn ra vào tháng 8.2018, Trịnh Văn Vinh giành Huy chương Bạc và được kiểm tra doping nhưng thời điểm đó kết quả cho âm tính.

Mới đây, IWF công bố Trịnh Văn Vinh và Nguyễn Thị Phương Thanh mỗi người bị phạt 5.000 USD và cấm thi đấu đến hết tháng 2.2023. Như vậy, trong 4 năm tới, hai vận động viên của Việt Nam sẽ không được tham dự bất kỳ giải đấu nào. Đây là điều đáng tiếc cho thể thao Việt Nam khi sắp tới, chúng ta hướng đến SEA Games 2019 và Olympic 2020.

Lực sĩ Trịnh Văn Vinh là nhà vô địch thế giới môn cử giật năm 2017. VĐV này năm nay 24 tuổi, hiện là VĐV trọng điểm của của tạ Việt Nam. Anh từng giành nhiều danh hiệu cho thể thao Việt Nam thời gian qua.

Năm 2016, Trịnh Văn Vinh giành HCV Châu Á nội dung cử đẩy với thành tích 158kg và năm 2017, Vinh giành 2 HCB, 1 HCĐ tại Giải cử tạ vô địch Châu Á.

Tại SEA Games 29 năm 2017, Trịnh Văn Vinh mang về HCV hạng 62kg, đồng thời phá kỉ lục nội dung cử đẩy và tổng cử SEA Games. Cũng trong năm 2017, Vinh giành HCV cử giật hạng 62kg tại Giải cử tạ vô địch thế giới với thành tích 136kg.

Thêm một bài học đau đớn với thể thao Việt Nam, trước đó tại ASIAD 2010, lực sĩ cử tạ Hoàng Anh Tuấn (56kg) cũng được xác định dương tính với doping.

Theo Lao Động

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Đổi hoà bình lấy đất hiếm

GD&TĐ - Cả ông Trump lẫn Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, đều hết lời ca ngợi thoả thuận hoà bình giữa Congo và Rwanda.

Sinh viên cần xem xét kỹ các văn bản thông báo học bổng và lựa chọn trung tâm du học chính thống. Ảnh minh họa: Thùy Linh

Học bổng, trao đổi sinh viên: Thật giả khó lường

GD&TĐ - Hứa hẹn học bổng toàn phần, chương trình trao đổi quốc tế hay thậm chí lệnh bắt giữ đều là những chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi nhắm đến sinh viên, đặc biệt tại các thành phố.

Cuốn sách do nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu biên soạn.

Giai thoại chúa Nguyễn mở đất phương Nam

GD&TĐ - Nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu vừa ra mắt cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” với những thông tin thú vị.