Thế hệ trẻ tìm kiếm giải pháp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn

GD&TĐ - Electrolux vừa công bố bức thư ngỏ với thông điệp kêu gọi thế hệ tương lai cùng chung tay tìm kiếm giải pháp thay đổi tích cực mang đến những tổ ấm bền vững của tương lai.

Thế hệ trẻ tìm kiếm giải pháp xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn

Thông qua hoạt động này, Electrolux muốn hiểu rõ hơn những nguyện vọng, ước mơ và mối quan tâm của thế hệ trẻ, từ đó xây dựng những giải pháp thích hợp đáp ứng nhu cầu của họ cho đến năm 2030.

Trong bức thư ngỏ gửi đến thế hệ tương lai, Tổng giám đốc Jonas Samuelson của Electrolux kêu gọi các bạn trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 20 gia nhập vào đội ngũ người trẻ có ý tưởng sáng tạo, mang lại sự thay đổi tốt đẹp.

Trong đó, hai gương mặt xuất sắc đầu tiên tham gia đội ngũ này là Nadya Hutagalung - người mẫu, người dẫn chương trình nổi tiếng người Úc gốc Indonesia, đồng thời là đại sứ môi trường của Liên hợp Quốc, người luôn tích cực ủng hộ cho lối sống bền vững và Lauren Singer - doanh nhân, nhà hoạt động môi trường người Mỹ từng tham gia vào phong trào “Không rác thải”. 

Ngoài ra, Electrolux cũng sẽ thực hiện một cuộc khảo sát trên phạm vi toàn cầu với sự tham gia của gần 15.000 bạn trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 20 tuổi. Những thông tin thu được từ cuộc khảo sát sẽ được Electrolux sử dụng làm cơ sở để tạo ra những cải tiến giá trị, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Những sáng kiến trên là một phần trong chương trình “Nâng tầm cuộc sống” đầy tham vọng được Electrolux khởi xướng trên toàn cầu. Với những mục tiêu trọng điểm cho năm 2030, chú trọng vào cải thiện việc ăn uống, chăm sóc trang phục, chăm sóc không gian sống và làm việc, sáng kiến này mở rộng phạm vi cam kết của Electrolux trong việc tạo ra các giá trị bền vững, tạo cơ hội để Electrolux đóng góp những giải pháp ý nghĩa nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Giá trị của hòa bình

GD&TĐ - Ralph Waldo Emerson từng nói: “Những chiến thắng thật sự và bền lâu là chiến thắng của hòa bình, không phải của chiến tranh”.
Gia đình 3 thế hệ ông Trần Út Nhì vào rừng ăn ong. Ảnh: Nguyễn Thanh Dũng.

Về U Minh Hạ theo chân thợ rừng 'ăn ong'

GD&TĐ - 'Ăn ong' như thế nào để không bị ong đốt, giữ được lượng mật và để ong còn trở về làm tổ, có lẽ chỉ những người thợ rừng lâu năm ở U Minh Hạ mới biết.