Thế giới có hơn 133 triệu ca mắc Covid-19, Canada và Pháp căng thẳng vì đại dịch

GD&TĐ - Theo trang Worldomter, hôm qua (6/4) thế giới đã có hơn 133 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 567 ngàn ca mới. Số ca tử vong vì đại dịch là 2.885.153 ca, gồm 11.653 ca mới.

Vắc xin Covid-19.
Vắc xin Covid-19.

Tại Canada, Thủ tướng Justin Trudeau cho biết số người nhập viện vì Covid-19 đang tăng lên, các giường bệnh chăm sóc đặc biệt đang hết chỗ khi biến chủng virus lây lan trong làn sóng dịch thứ 3 càn quét tại quốc gia này. “Trên thế giới, các quốc gia đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 3 rất tồi tệ và giờ đây nó đã tới Canada” – ông Trudeau nói tại một cuộc họp báo.

Canada ghi nhận trung bình gần 5.200 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày trong tuần qua và hiện có tổng cộng hơn 1 triệu ca mắc, trong đó 23 ngàn ca tử vong. Tỉnh Ontario đông dân nhất cả nước bắt đầu áp lệnh phong tỏa có giới hạn vào thứ 7 tuần trước nhưng một số quan chức y tế địa phương đang kêu gọi các biện pháp quyết liệt hơn. Đến nay Canada đã cung cấp hơn 10 triệu liều vắc xin Covid-19 và các cơ quan y tế địa phương đang tiến hành tiêm phòng.

Tại Pháp, hệ thống bệnh viện đang chịu áp lực nặng nề từ đại dịch, trong đó số người phải điều trị tích cực ở mức cao nhất trong gần một năm mặc dù đất nước đang áp lệnh phong tỏa lần thứ 3. Pháp hy vọng việc tăng cường chiến dịch tiêm vắc xin kết hợp với lệnh phong tỏa 1 tháng sẽ giúp giành lại quyền kiểm soát dịch do biến chủng mới làm lây lan mạnh.

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho rằng sẽ không có lý do gì để thay đổi đánh giá của họ đối rằng lợi ích của vắc xin AstraZeneca vượt trội so với bất kỳ rủi ro nào. Giám đốc về quy định và sơ tuyển Rogerio Gaspar của WHO cho biết tổ chức này đang nghiên cứu chặt chẽ các dữ liệu mới nhất cùng với các cơ quan quản lý châu Âu và các nước khác, dựa trên báo cáo về chứng máu đông ở những người đã được tiêm chủng.

Trong khi đó Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cho biết trong một tuyên bố sau đó rằng họ sẽ tiếp tục xem xét vắc xin này và sẽ sớm đưa ra tuyên bố trong một vài ngày tới. Trước đó, do một số người bị chứng huyết khối sau khi tiêm vắc xin, một vài quốc gia đã dừng sử dụng vắc xin AstraZeneca.

Trong một diễn biến khác, người phát ngôn Margaret Harris của WHO cho biết không ủng hộ việc yêu cầu hộ chiếu tiêm chủng khi đi lại do không chắc chắn việc tiêm chủng có ngăn ngừa sự lây truyền của virus hay không. WHO cũng lo ngại về sự công bằng trong vấn đề này.

“Còn có những vấn đề khác ngoài vấn đề phân biệt đối xử nhằm vào người không có khả năng tiêm chủng vì lý do này hay lý do khác” – bà Margaret nói. Hiện WHO dự kiến xem xét các loại vắc xin của Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac để đưa vào danh sách có thể sử dụng khẩn cấp vào cuối tháng 4.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

Đàn bà cô đơn nhất khi nào?

GD&TĐ - Không phải khi độc thân, cũng chẳng phải lúc thất tình… Phụ nữ cô đơn nhất chính là khi ở trong một mái nhà mà không tìm được cảm giác ấm áp.