Châu Âu chậm tiêm vắc xin, Chile đóng cửa biên giới chặn biến chủng nCov

GD&TĐ - Hôm qua (1/4), trang worldometer cho biết thế giới đã có hơn 130.146.320 ca mắc Covid-19, trong đó có 682.500 ca mới. Số ca tử vong là 2.839.118 ca, gồm 11.463 ca mới.

Người dân Pháp đeo khẩu trang đi chợ. Hôm qua, Pháp ghi nhận hơn 50 ca mắc Covid-19 mới.
Người dân Pháp đeo khẩu trang đi chợ. Hôm qua, Pháp ghi nhận hơn 50 ca mắc Covid-19 mới.

WHO hôm qua đánh giá việc triển khai vắc xin của châu Âu là “chậm đến mức không thể chấp nhận được” và cho biết họ đang kéo dài dại dịch Covid-19 khi khu vực này có sự gia tăng “đáng lo ngại’ về sự lây nhiễm.

Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho biết “vắc xin là cách tốt nhất để chúng ta thoát khỏi đại dịch này… Tuy nhiên, việc triển khai các loại vắc xin này chậm không thể chấp nhận được. Chúng ta phải đẩy nhanh quá trình này bằng cách tăng cường sản xuất, giảm bớt các rào cản đối với việc quản lý vắc xin và sử dụng từng lọ thuốc chúng ta có trong kho”.

Đến nay, chỉ có 10% tổng dân số trong khu vực đã được tiêm một liều vắc xin và 4% đã được tiêm vắc xin đầy đủ. Khu vực châu Âu của WHO bao gồm 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm Nga và một số quốc gia Trung Á. Tính đến hôm qua, hơn 152 triệu liều vắc xin đã được tiêm trong khu vực châu Âu của WHO, chiếm 25% số liều được được tiêm trên toàn thế giới – theo cơ sở dữ liệu của AFP. Trong khi đó khu vực này là nơi sinh sống của 12% dân số thế giới.

Trung bình, 0,31% dân số ở khu vực châu Âu nhận được một liều thuốc mỗi ngày. Trong khi tỷ lệ này gần như gấp đôi tỷ lệ toàn cầu là 0,18% nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ và Canada – các nước đứng đầu bảng xếp hạng với 0,82%.

Tại Canada, bắt đầu từ ngày mai, tỉnh đông dân nhất Ontario sẽ phong tỏa có giới hạn trong 28 ngày, khi các ca nhiễm Covid-19 và số ca nhập viện tăng lên. Việc này sẽ khiến Canada không thể ban hành lệnh ở nhà đối với người dân mà nhà chức trách cho là cần thiết để tránh số ca mắc Covid-19 tăng lên gấp 2 lần là 6.000 ca mỗi ngày vào cuối tháng 4. Thủ hiến Doug Ford của Ontario cho biết đợt phong tỏa thứ 3 kể từ khi đại dịch bắt đầu này sẽ đóng cửa tất cả các dịch vụ ăn uống, mặc dù các cửa hàng bán lẻ vẫn mở cửa với giới hạn sức chứa. Ông cho đây là sự “phanh gấp” trên toàn tỉnh.

Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi người dân ở nhà vào dịp Phục sinh và gặp gỡ nhau ít hơn để đối phó làn sóng lây nhiễm thứ 3. Trong khi đó thủ đô Berlin đã tuyên bố cấm tụ tập ban đêm bắt đầu từ hôm nay. Bà Merkel bị cáo buộc không kiềm chế được cuộc khủng hoảng Covid-19 vào tuần trước sau khi bà từ bỏ kế hoạch cho một lễ Phục sinh kéo dài đã thống nhất 2 ngày trước đó. Thủ tước Đức từ đó cho rằng làn sóng lây nhiễm thứ 3 là do các thủ hiến không tuân thủ các hạn chế chống dịch.

Chile sẽ đóng cửa đường biên giới trong tháng 4 để làm chậm sự lây lan virus và chặn sự tràn vào của các biến chủng mới – nhà chức trách cho biết hôm qua. Số ca mắc ở đây tiếp tục tăng mạnh mặc dù Chile nằm trong số các nước tiêm vắc xin nhanh nhất. Theo thống kê của Reuters, 35% dân số nước này đã được tiêm vắc xin, tuy nhiên, những kỳ nghỉ lễ mùa hè đã khiến số ca mắc tăng lên.

Theo CNA/Worldometer

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cố gắng trò chuyện chân thành và sâu sắc với chồng để tìm hiểu lý do khiến anh ấy khó chịu. (Ảnh: ITN).

Ứng xử khôn ngoan khi chồng nổi nóng

GD&TĐ - Không có gì lạ khi chồng đột nhiên nổi nóng với vợ. Nhưng nếu sự việc này diễn thường xuyên như một thói quen, hôn nhân có thể gặp nguy hiểm.