Tàu thăm dò của NASA hạ cánh thành công xuống sao Hỏa trong sứ mệnh lịch sử

GD&TĐ - Tàu thăm dò Perseverance của NASA đã chính thức hạ cánh xuống sao Hỏa hôm qua (18/2), hoàn thành hành trình dài gần 483 triệu km xuyên không gian trong sứ mệnh tìm kiếm bằng chứng sự sống ngoài hành tinh.

Một trong những bức ảnh về sao Hỏa mà tàu thăm dò Perseverance của NASA chụp được.
Một trong những bức ảnh về sao Hỏa mà tàu thăm dò Perseverance của NASA chụp được.

Người dẫn dắt và điều khiển sứ mệnh Swati Mohan đã tuyên bố khoảnh khắc lịch sử khi tàu thăm dò hạ cánh xuống sao Hỏa an toàn và sẵn sàng bắt đầu tìm kiếm dấu tích của sự sống trước đây trên các bãi cát.

Trong vài phút đầu tiên sau khi hạ cánh, tàu thăm dò đã chuyển được 2 bức ảnh về phong cảnh sao Hỏa.

Kỹ sư trưởng Rob Manning cho biết “đây là dấu hiệu NASA hoạt động”. “Khi chúng ta sát cánh bên nhau, kết hợp những bàn tay và khối óc, chúng ta có thể thành công. Đây là những gì NASA làm”.

Con tàu thăm dò nặng khoảng 1.000kg đã hạ cánh xuống miệng núi lửa Jezero, nơi được các quan chức NASA coi là một trong những địa điểm đổ bộ nguy hiểm hơn vì có đá nhọn và các vách đá nguy hiểm. Các nhà khoa học tin rằng miệng núi lửa trước đây là một đáy hồ, nó có thể chứa phần còn lại của những vi khuẩn đã chết từ lâu trong quá khứ ẩm ướt hơn nhiều trên sao Hỏa.

Sẽ mất vài tuần nữa để tàu Perseverance bắt đầu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của mình vì trước hết, các kỹ sư sẽ dành thời gian để cập nhật hệ thống, nhằm đảm bảo con tàu có thể điều hướng với địa hình mới.

Với mức giá khoảng 2,4 tỉ USD, tàu Perseverance được coi là robot công nghệ tiên tiến nhất mà NASA triển khai lên sao Hỏa. Mặc dù cấu tạo của nó chủ yếu dựa trên người tiền nhiệm Curiosity, con tàu mới được cải tiến này có một bộ radar, camera và thậm chí một chiếc trực thăng nhỏ có tên Ingenuity mà các quan chức hy vọng sẽ là chuyến bay được điều khiển đầu tiên trên một hành tinh khác Trái đất.

Perseverance bắt đầu được phóng lên sao Hỏa vào cuối tháng 7 năm 2020 từ Trạm Không quân Cape Canaveral của Florida, Mỹ. Nó sẽ dành ít nhất 2 năm (bằng 1 năm của sao Hỏa) để khám phá miệng núi lửa Jezero. Tuy nhiên, nó sẽ không hoàn toàn đơn độc vì cả tàu thăm dò Tianwen1 của Trung Quốc và tàu thăm dò Hope của Các Tiểu vương quốc Ả rập cũng sẽ tiến hành các cuộc điều tra của mình.

Các nhà khoa học ở NASA vui mừng khi con tàu hạ cánh xuống sao Hỏa:

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.