Tại sao Tổng thống Putin cử ngoại trưởng Nga đến Mỹ?

GD&TĐ - Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm nước Mỹ theo lời mời của Washington. Chuyến thăm Mỹ của người đứng đầu ngành ngoại giao Nga đúng vào lúc Quốc hội nước này đang sôi nổi thảo luận về khả năng luận tội ông Donald Trump. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Ngoại trưởng Nga S.Lavrov tại Nhà Trắng. Ảnh: CNN
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp Ngoại trưởng Nga S.Lavrov tại Nhà Trắng. Ảnh: CNN

Yếu tố Nga, Ukraine được cho là nguyên nhân chính dẫn đến việc luận tội Tổng thống Mỹ. Giới phân tích đặt câu hỏi: Tại sao Tổng thống Putin cử ông Lavrov đến Mỹ lúc này? Việc Ngoại trưởng S.Lavrov đến Mỹ lúc này khác gì “đổ dầu vào lửa”?

Chính quyền Donald Trump và “yếu tố Nga”

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tới Washington vào thứ Ba (10/12 - giờ Mỹ). Ngay sau cuộc gặp định dạng Normandy ở Paris, ông S.Lavrov có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Washington. Đây là lần thứ hai ông Lavrov gặp ông Donald Trump kể từ khi ông này trở thành Tổng thống nước Mỹ. Trong tình trạng quan hệ Nga - Mỹ đang ở mức tồi tệ như hiện nay, đây là một sự kiện lớn.

Thông tin về chuyến thăm Mỹ của ông Lavrov chỉ bị rò rỉ vài ngày trước đó, khi Bộ Ngoại giao Nga xác nhận. Chuyến thăm Mỹ của ông S.Lavrov được phía Nga giữ bí mật bởi Quốc hội Mỹ đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc luận tội Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, Nhà Trắng không quan tâm đến việc rò rỉ thông tin vì họ tin rằng mọi nỗ lực luận tội đều không có cơ hội thành công.

Có điều, bất kỳ tin tức nào về “chủ đề Nga” sẽ ngay lập tức được báo chí Mỹ lợi dụng để chống lại Tổng thống Mỹ. Chính vì vậy, cuộc gặp với ông S. Lavrov là một cơ hội tuyệt vời để nhắc nhở tất cả người Mỹ rằng Tổng thống của họ là một “con rối” của Nga. Nói như vậy có vẻ vô lý, nhưng sau cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và ông S. Lavrov vào tháng 5/2017 thì chính xác là như vậy. Tổng thống Mỹ thậm chí còn bị nghi ngờ là trao bí mật quốc gia cho “đồng minh” V. Putin.

Sau đó, nhận ra sự phức tạp – ông Donald Trump chịu áp lực liên tục từ “yếu tố Nga”, các bên đã đồng ý thiết lập một kênh đặc biệt cho các cuộc đàm phán và tham vấn, giao cho Ngoại trưởng Mỹ khi đó là John Bolton và Thư ký Ủy ban An ninh quốc gia Nga N.Patrushev thực hiện.

Tuy nhiên, kênh Patrushev - Bolton dù khởi đầu mạnh mẽ nhưng đã sớm bị đình trệ. Cuộc họp cuối cùng của họ diễn ra vào tháng 6 tại Jerusalem và chủ yếu dành cho các vấn đề ở Trung Đông. Vào tháng 9, ông Bolton đã bị sa thải và định dạng Nga - Mỹ một lần nữa trở thành “mồ côi” từ phía Mỹ.

Hai vị Tổng thống Donald Trump và V. Putin đã gặp nhau vào mùa hè năm nay ở Osaka, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Nhưng vào mùa thu, một loạt hoạt động chống lại Tổng thống được tiến hành rầm rộ ở Mỹ. Giờ đây, những nỗ lực luận tội ông Trump vì cuộc trò chuyện với Tổng thống Ukraine Zelensky và một nỗ lực để điều tra các vụ án tham nhũng của gia đình Biden cho thấy chủ đề Nga trở lại với ông Trump trong một chiêu bài khác. Nói về chủ đề luận tội, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi liên tục nhắc đến Nga và ông Putin. Chính vì vậy, mọi liên lạc Nga - Mỹ vào thời điển hiện tại đều có ảnh hưởng xấu tới Tổng thống Donald Trump.

Cuộc đàm phán về vũ khí tấn công chiến lược ba bên mới?

Đúng như nhận định của các nhà phân tích, cuộc gặp giữa ông S. Lavrov và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngay lập tức bị Hạ viện Mỹ phản đối vì không có sự hiện diện của báo chí.

Tuy nhiên, khó có thể phủ nhận rằng, quan hệ giữa hai siêu cường Nga - Mỹ không thể bị đình trệ. Đặc biệt, Hiệp ước START-3 sắp hết hạn và cần thiết phải gia hạn, chưa kể vô số vấn đề khu vực đòi hỏi ít nhất là các cuộc tham vấn cấp cao liên tục. Do thiếu cơ hội cho các cuộc gặp thượng đỉnh thường xuyên (ít nhất sáu tháng một lần) và thanh lý Kênh Bolton-Patrushev, người Nga không rõ ai ở Hoa Kỳ sẽ là người liên lạc trực tiếp với Nga.

Về phần luận tội bị đảng Dân chủ lên án với ông Trump, Ngoại trưởng S. Lavrov đã mời Tổng thống Mỹ công bố thư từ giữa Moscow và Washington về chủ đề can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử ở Mỹ. Thứ trưởng Ngoại giao Nga S. Ryabkov nhắc lại rằng Nga đã nhiều lần đề nghị chính quyền Mỹ công khai thư từ được thực hiện giữa Moscow và Washington từ tháng 10/2016 đến tháng 1/2017, qua đó khẳng định, Nga đã sẵn sàng hợp tác về bất kỳ sự cố nào có liên quan đến nghi ngờ của Mỹ về sự can thiệp của Moscow vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ trước đó.

Ông Trump có thể vẫn nghĩ mình sẽ chơi con bài Trung Quốc. Nghĩa là, kết thúc một thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh và với sự giúp đỡ của Nga, khiến Trung Quốc đồng ý tham gia vào các cuộc đàm phán về vũ khí tấn công chiến lược ba bên mới. Thì chuyến công du nước Mỹ của Ngoại trưởng Lavrov lần này có thể giải đáp được vấn đề này.

Trong bối cảnh ông Donald Trump ít liên lạc với ông V. Putin, cuộc gặp với Lavrov sẽ giúp truyền đạt lập trường của Nga một cách rõ ràng và cụ thể. Nói như các nhà phân tích, chuyến thăm nước Mỹ lần này của Ngoại trưởng Nga đã đặt nền tảng và mở ra kỷ nguyên mới cho quan hệ Nga - Mỹ trong tương lai.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.