Syria phản pháo khi bị tố dùng vũ khí hóa học ở Latakia

GD&TĐ - Syria cho rằng các nhóm khủng bố và một số hãng truyền thông đã thêu dệt thông tin cho rằng các lực lượng vũ trang Syria sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Kobani, tỉnh Latakia.

Hình ảnh các nhân viên y tế điều trị cho một cậu bé sau vụ tấn công hóa học ở Syria vào tháng 11/2018
Hình ảnh các nhân viên y tế điều trị cho một cậu bé sau vụ tấn công hóa học ở Syria vào tháng 11/2018

Hôm qua (19/5), một nguồn tin chính thức của Bộ Ngoại giao và Người nước ngoài của Syria đã tái khẳng định một tuyên bố của tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang, theo đó cho rằng những cáo buộc trên hoàn toàn vô căn cứ - hãng tin SANA cho biết.

Tuyên bố trên nói thêm rằng Syria đã hợp tác hoàn toàn với Tổ chức Cấm vũ khí Hóa học (POCW) – vốn tuyên bố Syria không có bất kỳ vũ khí hóa học nào.

Nguồn tin trên nhấn mạnh rằng Syria chưa bao giờ sử dụng vũ khí hóa học trước đây và sẽ không bao giờ sử dụng chúng trong tương lai bởi vì Syria không sở dụng vũ khí này ngay từ đầu, đồng thời cho rằng việc sử dụng vũ khí độc hại là đi ngược với đạo đức và nghĩa vụ quốc tế của mình.

Sự thêu dệt thông tin rỗng tuếch và trơ trẽn trên sẽ không bao giờ ngăn cản Syria chống lại khủng bố cho tới khi khôi phục hoàn toàn an ninh và an toàn trên toàn quốc – nguồn tin trên cho biết thêm.

Trong vài năm qua, phiến quân đã tiến hành hàng chục các vụ tấn công hóa học ở Syria và Damascus đã yêu cầu Liên hợp quốc có hành động về vấn đề này.

Ngày 7/4/2018, một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học được cho là đã xảy ra tại thị trấn Douma, ngoại ô Damascus khi quân đội Syria sắp giành chiến thắng trước phiến quân ở đây. Các nước phương Tây cho rằng chính phủ Syria đứng sau vụ việc này nhưng Damascus kiên quyết bác bỏ.

Một tuần sau nghi án xảy ra vụ tấn công trên, Mỹ, Anh và Pháp đã phối hợp không kích bằng tên lửa nhắm vào các cơ sở nghiên cứu gần Damascus và Homs với mục đích là làm tê liệt khả năng chế tạo hóa chất của chính phủ Syria.

Theo Press TV

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.