Rừng Amazon cháy vì con người ăn quá nhiều thịt

GD&TĐ - Trong khi các vụ cháy rừng đang hoành hành trong rừng nhiệt đới Amazon tạo ra một “cuộc khủng hoảng quốc tế”, chúng ta nên hiểu rằng gần như đây không phải là một tai nạn. Đa số những đám cháy này đều do những người khai thác gỗ, người chăn nuôi tạo ra để dọn đất nuôi gia súc.  

Cháy rừng Amazon
Cháy rừng Amazon

Tuy việc đốt rừng dọn đất nuôi gia súc ở Amazon là chuyện bình thường của người dân Brazil thì dân chúng còn lại trên thế giới nhìn vào đó trong sự kinh hoàng.

Do đó, những ai đang tự hỏi làm thế nào để giúp cứu rừng mưa Amazon – nơi được coi là “lá phổi của hành tinh”, tạo ra khoảng 20% oxy cho thế giới – câu trả lời có thể rất đơn giản: Hãy bớt ăn thịt đi!

Đây là ý tưởng mà Phần Lan đã áp dụng. Cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Phần Lan đã kêu gọi Liên minh châu Âu “ngay lập tức xem xét khả năng cấm nhập khẩu thịt bò Brazil” vì cháy rừng Amazon.

Brazil là quốc gia xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới, chiếm gần 20% thịt bò xuất khẩu toàn cầu – Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và con số này có thể tăng trong những năm tới.

Năm ngoái, nước này đã chuyển đi 1,64 triệu tấn thịt bò – cao nhất trong lịch sử - và tạo ra doanh thu 6,57 tỉ USD – Theo Hiệp hội Xuất khẩu thịt bò Brazil (Abiec), nơi có hơn 20 công ty đóng gói thịt của nước này.

Sự tăng trưởng của ngành thịt bò Brazil có sự góp phần của nhu cầu mạnh mẽ từ châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Hong Kong. Chỉ riêng 2 thị trường này đã chiếm gần 44% tổng lượng thịt bò xuất khẩu từ Brazil năm 2018 – theo USDA.

Một thỏa thuận thương mại diễn ra hồi tháng 6 giữa Khối các quốc gia Mercosur của Nam Mỹ và Liên minh châu Âu có thể mở ra nhiều thị trường hơn nữa cho ngành công nghiệp đóng gói thịt bò của Brazil. Tuy nhiên, cuối tuần qua, Ireland cho biết sẵn sàng chặn thỏa thuận này trừ khi Brazil có hành động đối với Amazon.

Thủ tướng Ireland Leo Varadkar nói rằng những người nông dân Ireland và châu Âu không thể được yêu cầu sử dụng ít thuốc trừ sâu hơn và tôn trọng đa dạng sinh học khi các thỏa thuận thương mại được thực hiện với các quốc gia không tuân theo “tiêu chuẩn về môi trường, lao động và sản phẩm”.

Những hình ảnh xót xa trong vụ cháy rừng Amazon:

Một phụ nữ ở Amazon bất khóc trước nỗi đau cháy rừng
 

Theo CNN/Daily Mail

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ