Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence và vai trò “đàn hồi”

GD&TĐ - Nhiều người cho rằng, Phó Tổng thống Pence là một đặc phái viên ngoại giao thường gây bất ngờ cho các bộ trưởng ngoại giao vì vai trò hợp lý của mình. Thậm chí, có thể ví von Pence giống như “vaseline cho vết bỏng”, làm dịu đi nhiều trường hợp khó khăn cho chính quyền ông Trump.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (bên trái) tại Khu Phi quân sự (DMZ), gần biên giới Panmunjom, Hàn Quốc năm 2017
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (bên trái) tại Khu Phi quân sự (DMZ), gần biên giới Panmunjom, Hàn Quốc năm 2017

Vai trò “đàn hồi”

Khi Bộ trưởng Ngoại giao Mexico đến Washington để đàm phán căng thẳng biên giới Mỹ - Mexico tháng 6 vừa qua, ông đã làm việc với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, do Tổng thống Donald Trump công du tại châu Âu. Ông Pence đã đưa ra dữ liệu cho thấy 144.000 vụ bắt giữ người nhập cư đang cố gắng xâm nhập vào Hoa Kỳ vào tháng 5 năm nay - tăng 32% so với tháng trước và đưa ra tối hậu thư: Mexico phải ký một thỏa thuận chấp nhận đơn xin tị nạn từ những người di cư đó và ngăn cản họ tìm nơi ẩn náu ở Mỹ - hoặc phải đối mặt với các hình phạt thương mại.

Tuy nhiên, tối hậu thư này cuối cùng không được đưa vào tuyên bố chung Mỹ - Mexico mà Trump đã ký kết khi ông về Washington, mặc dù Mexico đã đồng ý các cuộc đàm phán trong tương lai về tị nạn.

Có thể thấy vai trò của Phó Tổng thống Pence trong việc định hình chính sách đối ngoại của chính quyền Trump. Dường như ông đang đóng vai trò một người lính trung thành thường được giao những nhiệm vụ mâu thuẫn, với ít quyền hành hơn người tiền nhiệm, nhưng lại được đặt kỳ vọng mang lại kết quả cao hơn.

Tùy thuộc vào nhu cầu mới nhất của Tổng thống, Phó Tổng thống Pence dao động giữa các vai trò “cảnh sát tốt” và “cảnh sát xấu”. Đôi khi, điều đó cũng có nghĩa là ve vuốt các đồng minh châu Âu trong vai trò trung gian và “phát ngôn viên” của Trump. Đôi khi lại rơi vào tình cảnh khá khó khăn như khi ông phải phát biểu một cách cứng rắn về Triều Tiên, hoặc đưa ra tối hậu thư cho các quan chức Mexico về vấn đề nhập cư.

“Đội trưởng đội cổ vũ”

Hơn 30 chuyến công du của ông Pence ngang bằng với số lượng chuyến đi của Tổng thống Trump, nhưng Pence không có nhiều thời gian để định hình chính sách đối ngoại như Phó Tổng thống Joe Biden làm việc cho Barack Obama trong cuộc rút quân của Iraq, hay Phó Tổng thống Dick Cheney trong cuộc chiến chống khủng bố dưới thời George W. Bush. Một số người nhận định: Đây chắc chắn là một sự cắt giảm quyền lực của Phó Tổng thống so với những người tiền nhiệm khác trong vài thập kỷ qua.

Pence đã đóng một vai trò quan trọng sớm trong chính quyền trong việc định hình chính sách Afghanistan, thuyết phục Trump giữ lực lượng Mỹ ở Afghanistan cho đến khi “Loại bỏ mối đe dọa khủng bố đối với quê hương, người dân Mỹ một lần và mãi mãi”, theo như tuyên bố của Pence trong chuyến thăm năm 2017 tới Kabul.

Tuy nhiên, điều đó hóa ra lại là bước ngoặt của Pence khi đàm phán và thúc đẩy chính sách đối ngoại. Giờ đây, Phó Tổng thống Pence thực sự đã ổn định với vai trò là người đứng đầu “đội cổ vũ” và có hiệu quả cao trong vai trò đó.

Các quan chức hiện tại và trước đây của Nhà Trắng lập luận rằng, vai trò chính sách đối ngoại của Pence sẽ mở rộng hơn vì ông không bị giới hạn chỉ làm việc trong một số vấn đề cụ thể. Vai trò tương đối linh hoạt của ông khi bày tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc và Triều Tiên, hay làm tổn thương các đồng minh truyền thống như Canada và Liên minh châu Âu, cho phép Pence kết hợp tư tưởng và phong cách bảo thủ truyền thống của mình với cách tiếp cận độc đáo của Trump.

Ít kịch tính hơn

Chính nhờ vai trò mềm dẻo của ông Pence mà một số nhà lãnh đạo nước ngoài có thể thích giao dịch với ông hơn. Khi Trump quyết định, vào phút cuối, gửi Pence tới Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ Latinh 2018, cuộc họp mà các tổng thống Mỹ đích thân tham dự trong hơn hai thập kỷ qua, thì dường như các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh đều bày tỏ sự ngạc nhiên, hối tiếc và nhẹ nhõm. Tại hội nghị, ông Pence thể hiện những quan điểm khá rõ ràng, trong khi Tổng thống Trump có xu hướng “vòng vèo” hơn. Pence cũng đã phát triển chương trình nghị sự tự do của mình để tạo ra sự gắn kết và độc lập với vai trò chính sách đối ngoại của mình.

Nhưng chương trình nghị sự đó có vẻ mâu thuẫn với việc Trump dường như sẵn sàng bỏ qua các vi phạm nhân quyền, như khi ông bảo vệ Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman trong bối cảnh các cáo buộc rằng ông đã ra lệnh giết chết nhà báo Jamal Khashoggi. Ông Trump cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng vì đã gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là “người tuyệt vời”, hay dang tay ôm nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un...

Tuy nhiên, Pence đã nổi lên như một tiếng nói mạnh mẽ đối với Venezuela, nơi chính quyền Trump đang thúc đẩy sự lật đổ của Tổng thống Nicolas Maduro, trong bối cảnh nền kinh tế Venezuela và tranh chấp về cuộc bầu cử lại của Maduro. Các trợ lý của Pence nói rằng, ông cũng đã đóng một vai trò nhất định ở Iran, cố gắng thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với người dân Iran và tránh xa mọi cuộc thảo luận về thay đổi chế độ. Mặc dù thế, tác động của Pence trong các đấu trường không thật rõ ràng, nhất là khi phản ứng của ông Trump rất khó dự đoán.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thái Nguyên khai mạc Mùa du lịch năm 2024.

Thái Nguyên khai mạc năm du lịch 2024

GD&TĐ - Ngày 25/4, tại Khu du lịch Hồ Núi Cốc, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khai mạc du lịch năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.