Nhóm ông Biden lên tiếng về làn sóng người di cư tới Mỹ

GD&TĐ - Người di cư Honduras “cần hiểu rằng họ sẽ không thể đến Mỹ ngay lập tức” – NBC News dẫn lời một quan chức cấp cao của nhóm chuyển tiếp của ông Biden cho biết.

Người di cư hướng về Mỹ.
Người di cư hướng về Mỹ.

“Tình hình ở biên giới sẽ không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Có sự giúp đỡ đang được xúc tiến nhưng bây giờ không phải lúc để thực hiện cuộc hành trình” – quan chức giấu tên trên nói thêm.

Quan chức trên đề cập tới đại dịch Covid-19 đang diễn ra và nỗ lực của chính quyền ông Biden sắp tới để khởi động lại quá trình xử lý người di cư và người xin tị nạn ở biên giới phía nam đất nước, sẽ mất rất nhiều thời gian.

“Chúng tôi phải đưa ra thông điệp rằng, sự trợ giúp và hy vọng đang đến, nhưng việc đến ngay bây giờ không có ý nghĩa đối với sự an toàn của chính họ… trong khi chúng tôi đưa ra các quy trình mà họ có thể tiếp cận trong tương lai” – quan chức trên nói.

Nhận xét trên được đưa ra sau khi một đoàn ước tính 9.000 người di cư Honduras đi qua biên giới Guatemala vào tuần trước.

Nhóm bảo vệ quyền người di cư Pueblo Sin Fronteras (Người không biên giới) cho biết đoàn người hy vọng chính quyền ông Biden sẽ cung cấp cho người di cư sự chào đón nồng ấm hơn so với chính quyền ông Trump.

Nhóm này yêu cầu chính quyền sắp tới của ông Biden “tôn trọng các cam kết của mình”, dường như ám chỉ những lời hứa trước đây của tổng thống đắc cử về việc đảo ngược hầu hết các chính sách nhập cư của ông Trump.

“Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc chính phủ Mỹ sắp tới thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với người di cư và người xin tị nạn, điều này tạo cơ hội cho chính phủ Mexico và Trung Mỹ phát triển các chính sách và quản lý di cư tôn trọng và thúc đẩy nhân quyền” – Pueblo Sin Fronteras nói trong một tuyên bố.

TT đắc cử Joe Biden trước đó đã chỉ ra rằng ông sẽ loại bỏ các chính sách của chính quyền ông Trump đối với người nhập cư, chấm dứt việc giam giữ kéo dài và chia cắt gia đình đối với những người di cư ở Mỹ, ngừng tài trợ cho việc mở rộng xây dựng bức tường ở biên giới Mỹ - Mexico và khôi phục các chính sách nhập cư thời Obama.

Điều đáng chú ý là các trường hợp gia đình ly tán cũng xảy ra dưới thời chính quyền Obama khi TT Mỹ Donald Trump nói vào năm 2019: “Chúng ta đã có những cuộc chia ly. Khi tôi trở thành tổng thống, TT Obama đã có một chính sách chia ly. Tôi không có chính sách này”.

Về phần mình, ông Biden tuyên bố sẽ tạo ra “một hệ thống nhập cư công bằng và nhân đạo”, cam kết giúp đỡ trong việc giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập cư khiến người dân từ Mỹ Latinh đến Mỹ.

TT Donald Trump từng cảnh báo những hậu quả sâu rộng nếu các chính sách nhập cư của ông bị hủy bỏ: “Nếu các biện pháp an ninh biên giới của chúng ta bị đảo ngược, nó sẽ kích hoạt một làn sóng nhập cư bất hợp pháp, một làn sóng chưa từng có trước đây. Tôi có thể nói rằng các làn sóng đã bắt đầu cách xa từ 2.000, 1.000 và 500 dặm”.

Ông Trump gọi lượng người đến tăng đột biến là một “cuộc khủng hoảng” và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tháng 2/2019 trong nỗ lực đảm bảo nguồn vốn để xây dựng bức tường ở biên giới phía Nam của Mỹ.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Quang Hải cân nhắc tiếp tục xuất ngoại.

Quang Hải chuẩn bị xuất ngoại?

GD&TĐ - Quang Hải hiện đang nhận được sự quan tâm của một số câu lạc bộ ở Nhật Bản, Hàn Quốc và cả Thái Lan nên cân nhắc xuất ngoại thêm một lần nữa.
HLV Zidane có cơ tái hợp CLB Real Madrid.

HLV Zidane có bến đỗ lý tưởng

GD&TĐ - Chủ tịch Florentino Perez và HLV Zidane đang thảo luận bàn về việc tái ngộ của cả 2 tại Santiago Bernabeu vào mùa hè 2024.