Kỳ II: Buôn bán nội tạng - Những thực tế rùng rợn

GD&TĐ -  Chẳng cần phải nói, ai cũng biết rằng giá của các cơ quan nội tạng không đồng đều. Giá của một bộ phận nội tạng phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của nó, tỷ lệ thành công khi thu nội tạng và khi cấy ghép, tỷ lệ sống sót của người hiến tặng. 

Kỳ II: Buôn bán nội tạng - Những thực tế rùng rợn

Cung và cầu

Phần lớn các ca cấy ghép nội tạng, cả hợp pháp và bất hợp pháp, đều là các ca cấy ghép thận. Lý do là cơ quan này là thứ rất dễ bị tổn thương, nhất là do lối sống hoặc do rượu bia, dẫn đến nhu cầu cao.

Tuy nhiên, nguồn cung cũng tương đối dễ dàng, người hiến có thể trao đi một quả thận mà không ảnh hưởng nhiều lắm đến cuộc sống của họ. Chính vì thế, giá của một quả thận dao động ở mức 150.000 USD.

Mặc dù nhu cầu về gan ít hơn, nhưng những người ăn chay cũng sẽ nhận được mức giá tương tự nếu hiến một phần gan. Cơ thể cả bên người hiến lẫn người nhận sẽ tái tạo trong vòng 8 tuần.

Xương và dây chằng được trao đổi với mức giá khoảng 5.000 USD, còn một bệnh nhân có thể được thay giác mạc từ người hiến tặng với giá 20.000 USD. Không có gì đáng ngạc nhiên khi những cơ quan nội tạng cao giá nhất là phổi và tim, có thể lên tới 300.000 USD cho phổi và 500.000 USD cho tim.

Những đối tượng dễ bị tổn thương

5.000 USD có thể không phải là một khoản tiền lớn đối với một tổ chức hay đối với nhiều người, nhưng có những người, đó là số tiền mà họ không thể tưởng tượng được. Như vậy, tất nhiên việc buôn bán trái phép sẽ tập trung vào những thành viên dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, nhất là những người nghèo khổ.

Họ không chỉ dễ dàng bị thuyết phục tham gia vào việc mua bán, mà còn thường bị ép giá, thậm chí bị cướp trắng nội tạng mà không có sự phản kháng. Những nạn nhân nghèo, dễ bị tổn thương này thường không nhận được sự trợ giúp từ các tổ chức hay từ chính phủ trong việc đảm bảo các giao dịch thương lượng được tiến hành một cách công bằng.

Một ví dụ rõ nhất về "vấn nạn" này từng được ghi nhận. Năm 2012, sau khi được một bác sĩ tư vấn, một phụ nữ Tây Ban Nha giấu tên đã đăng quảng cáo bán thận trực tuyến. Từ đó, cô nhanh chóng có các thỏa thuận tiếp theo để bán phổi, một phần gan và các giác mạc. Mặc dù phải đối mặt với án tù 12 năm nếu bị bắt, nhưng người mẹ độc thân tàn tật đã cố gắng đến tuyệt vọng để có được một khoản tiền nuôi con cái.

Lý do khiến cô phải hy sinh những phần cơ thể là bởi vì khoản tiền trợ cấp tàn tật của cô không bao gồm tiền thuê nhà, vốn thuộc sở hữu của một người bạn trai cũ. Đây là một trường hợp điển hình minh họa cho mối nguy hiểm thực sự từ nạn buôn bán nội tạng ở một quốc gia vẫn được cho là văn minh, an toàn.

(Còn tiếp)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.