Đổi phát triển lấy lá chắn Covid-19

GD&TĐ - Các nhà nghiên cứu cho biết, ngoài việc sử dụng “búa và vũ điệu” để khống chế Covid-19, Malaysia cũng cần sử dụng “lá chắn” của vắc-xin.

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Theo ông Tomas Pueyo - chuyên gia tâm lý học hành vi người Pháp, chính phủ các nước cần áp dụng cả “búa” và “khiêu vũ” để thành công chống lại đại dịch Covid-19.

“Búa” đề cập đến các biện pháp phong tỏa, được thực hiện khi số ca mắc Covid-19 tăng nhanh. Biện pháp này giúp “chặt đứt” chuỗi lây truyền, ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống y tế. Mặt khác, “khiêu vũ” đề cập đến một loạt biện pháp ít gây ảnh hưởng về mặt kinh tế và xã hội.

Quan điểm của chuyên gia tâm lý Pueyo dường như là điều cần thiết đối với Malaysia. Ngày 11/6, quốc gia này quyết định kéo dài đợt phong toả, vốn bắt đầu từ 1/6. Từ ngày 29/3 đến ngày 29/5, các trường hợp nhiễm bệnh hằng ngày ở Malaysia tăng gấp 10 lần. Trong khi đó, các quan chức ngành y tế cảnh báo, hệ thống của đất nước đang “trên bờ vực sụp đổ”.

Theo đó, tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội sẽ ngừng trong thời gian phong toả, trừ doanh nghiệp thuộc dịch vụ thiết yếu hoặc danh mục đã được phê duyệt. Các con số lây nhiễm gần đây đã giảm từ mức đỉnh là 9.020 ca được ghi nhận vào ngày 29/5.

Tuy nhiên, với những thiệt hại lớn về kinh tế bất cứ khi nào “búa” tấn công, đây có lẽ không nên được coi là một chiến lược khả thi trong dài hạn.

Vì vậy, chuyên gia Pueyo lập luận rằng, chính phủ các nước phải “khiêu vũ” với virus, bằng cách đưa ra những biện pháp ít gây ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội.

Khả năng miễn dịch cộng đồng vẫn còn là một mục tiêu xa vời đối với Malaysia. Bởi, chưa đến 10% dân số được tiêm chủng liều đầu tiên. Do đó, có lẽ, chính phủ cần xem xét các biện pháp “khiêu vũ” khác.

Trong khi số ca mắc ngày càng nhiều, lượng xét nghiệm được thực hiện tại Malaysia không tăng đáng kể. Hiện tại, chi phí xét nghiệm RT-PCR ở các cơ sở y tế tư nhân là vài trăm Ringgit. Mức giá này có thể là “rào cản” khiến một số người không đủ khả năng xét nghiệm.

Chính quyền bang Selangor đang xét nghiệm Covid-19 miễn phí cho tất cả cư dân. Nhờ đó, khuyến khích việc xét nghiệm hàng loạt. Chương trình này đã thu hút hàng nghìn lượt đăng ký mỗi ngày. Có lẽ, điều cần thiết hiện tại là, các khu vực khác ở Malaysia cũng cần đưa ra biện pháp tương tự.

Bên cạnh đó, ngày càng rõ ràng rằng, “lá chắn” hữu hiệu khác là vắc-xin. Tiêm chủng là một khía cạnh quan trọng của cuộc chiến chống đại dịch. Xét ở góc độ này, tỷ lệ tiêm chủng ở Malaysia đã tăng nhanh trong tuần qua.

Vào ngày 14/6, Malaysia đã thực hiện tiêm gần 200.000 liều cho người dân. Chính phủ nước này bày tỏ hy vọng, tỷ lệ tiêm chủng hằng ngày sẽ tăng lên 300.000 -  400.000 mũi.

Đây được coi là một bước đi tích cực và đúng hướng trong cuộc chiến chống Covid-19 của Malaysia. Tuy nhiên, biện pháp này có thể sẽ hiệu quả hơn khi nhà nước và khu vực tư nhân cùng phối hợp cho phép tiêm chủng hàng loạt.

Vài tuần tới sẽ là thời điểm quan trọng cho cuộc chiến chống đại dịch của Malaysia. Việc quốc gia này có thể nâng cao “lá chắn” một cách hiệu quả, kịp thời hay không sẽ quyết định số phận của người dân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.