Cần có thêm nghiên cứu đối với những vaccine Covid-19 đầy hứa hẹn

GD&TĐ - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác nhận có 48 “ứng cử viên vaccine” đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người, tăng lên từ con số 11 vào hồi giữa tháng 6.

Cần có thêm nghiên cứu đối với những vaccine Covid-19 đầy hứa hẹn

Trong số các vaccine trê thế giới đang thử nghiệm trên người, có 12 vaccine hện ở giai đoạn 3 cuối cùng và tính hiệu quả được xem xét trên quy mô lớn.

Một sự hợp tác giữa Mỹ và Đức từ 2 hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech đã có bước đột phá lớn khi tuyên bố kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 đối với vaccine của mình hiệu quả tới 95%. Pfizer hiện đang tìm sự phê chuẩn của Mỹ và dự kiến sẽ tung ra 1,3 tỉ liều vào cuối năm sau.

Đầu tuần này, hãng dược phẩm Moderna của Mỹ cũng thông báo vaccine của họ đạt hiệu quả gần 95%. Moderna có kế hoạch nộp đơn xin phê chuẩn để sử dụng khẩn cấp tại Mỹ và trên thế giới trong vòng vài tuần nữa. Họ cho biết có sẵn khoảng 20 triệu liều phân phối tại Mỹ vào cuối năm nay và sẽ sản xuất từ 500 triệu đến 1 tỉ liều cho toàn cầu vào năm 2021.

Ngoài ra, các vaccine khác của Trung Quốc và châu Âu cũng dự kiến nằm trong số các vaccine ứng cử viên mang nhiều tiềm năng. Trong khi đó Nga đã đăng ký 2 vaccine thậm chí trước khi các thử nghiệm lâm sàng kết thúc.  Nga cũng thông báo viện Vector đang phát triển thêm 3 vaccine khác ngoài vaccine Sputnik-V đã đăng ký.

Cần tiếp tục nghiên cứu

Giáo sư nhi khoa Paul Offit của Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia và là người đồng phát minh ra vaccine virus rota cho biết điều quan trọng là phải tiếp tục nghiên cứu vì còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về 2 ứng cử viên vaccine của Pfizer và Moderna.

Ông Offit cho rằng khi 2 loại vaccine trên được triển khai, chúng ta sẽ có thêm nhiều thông tin về tính hiệu quả, có thể sẽ thấp hơn khi sử dụng trên quy mô lớn. Các loại vaccine đầu tiên có thể tỏ ra hiệu quả hơn đối với một nhóm dân số nhất định và kém hiệu quả hơn đối với những nhóm dân số khác hoặc cung cấp khả năng miễn dịch kém hơn so với các vaccine khác theo thời gian. Có một số lựa chọn là điều rất quan trọng ở giai đoạn này để có thể tối đa hóa tính hiệu quả.

“Vẫn còn rất nhiều điều để học hỏi” – ông Offit nói. Vaccine gần như không phải là việc một sớm một chiều và nghiên cứu về chúng vẫn tiếp tục ngay cả sau khi được phân phối. Ví dụ, vaccine phòng bệnh rubella và bệnh zona đã được thay thế bằng vaccine hiệu qủa hơn nhiều năm sau lần triển khai đầu tiên. Cũng không hiếm khi có nhiều loại vaccine cho chùng một bệnh.

Trong khi đó, các quốc gia sẽ có những lựa chọn khác nhau. Ví dụ, khi công nghệ hiện có của họ không hỗ trợ việc phân phối vaccine hiệu quả nhất thì việc lựa chọn vaccine có hiệu quả thấp hơn có thể được triển khai ngay lập tức. Làm như vậy có thể cho phép việc tiêm vaccine phòng bệnh có thể tiến hành sớm thay vì đợi thời gian để xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết.

Theo Qz/France24

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ