Các quốc gia châu Âu chạy đua để kiềm chế làn sóng dịch Covid-19

GD&TĐ - Làn sóng Covid-19 thứ 2 không ngừng gia tăng khắp châu Âu, khiến 12 triệu người mắc và 300.688 người tử vong. Châu lục này đã trở thành tâm chấn mới của đại dịch.

Nhân viên y tế Pháp.
Nhân viên y tế Pháp.

2/3 số ca tử vong vì Covid-19 ở châu Âu tập trung tại Anh, Italy, Pháp, Tây Ban Nha và Nga. Khi các quốc gia chạy đua để kiềm chế số ca mắc tăng đột biến, họ đã áp đặt các lệnh phong tỏa dù số ca mắc vẫn tiếp tục tăng lên.

Theo ĐH Johns Hopkins, Mỹ cũng đang phải vật lộn để kiềm chế đại dịch, ghi nhận hơn 1.200 ca tử vong và hơn 120.000 ca mắc trong 1 ngày.

Tại Italy, một lệnh phong tỏa đã được áp dụng tại Lombardy, các khu vực phía bắc Piedmont và Val d’Aosta, cũng như vùng phía nam Calabria. Thị trưởng Giorgio Gori của thành phố Bergamo – tâm dịch ở Italy hồi đầu năm nay – cho biết “nhiều người mệt mỏi và mất lòng tin” hơn so với lần phong tỏa đầu tiên và họ đã biểu tình bên ngoài nhà ông.

Người đứng đầu khoa truyền nhiễm tại bệnh viện Luigi Sacco nổi tiếng của Milan, ông Massimo Galli, nói với phóng viên rằng ông đã “báo động” về tình hình này  kể từ khi Italy phong tỏa lần đầu. “Tôi luôn khẳng định các bạn phải cảnh giác cao độ để tránh rắc rối quay trở lại” – ông nói – “Tôi chán việc phải nói những điều tương tự, giống như tiếng hét trong sa mạc mà không có bất kỳ sự thừa nhận nào”.

Các chính phủ đang nỗ lực một cách tuyệt vọng để tìm ra giải pháp thay thế cho lệnh phong tỏa vốn tác động mạnh đến nền kinh tế.

Tại Anh, quốc gia đang phải phong tỏa, thành phố Liverpool hôm qua đã bắt đầu chương trình xét nghiệm toàn thành phố lần đầu tiên trên cả nước. Tất cả 500.000 cư dân sẽ được cung cấp các xét nghiệm, ngay cả khi không có triệu chứng.

Trong khi đó Đan Mạch tiếp tục các biện pháp nghiêm ngặt mà họ đã áp dụng đối với vùng tây bắc đất nước sau khi một phiên bản đột biến của virus corona mới có liên quan đến các trang trại nuôi chồn được tìm thấy ở người. Copenhagen cảnh báo đột biến này có thể đe dọa hiệu quả của bất kỳ loại vaccine nào trong tương lai, họ đã ra lệnh giết mổ tất cả chồn của đất nước, ước tính lên tới 17 triệu con.

“Đây là những biện pháp kịp thời và cần thiết” trong bối cảnh diễn biến “đáng lo ngại” - Bộ trưởng Ngoại giao Jeppe Kofod nói.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Giáo viên Trường Tiểu học Lê Đình Chinh với sáng kiến tổ chức cho học sinh viết thư “điều con muốn nói” gửi đến ba, mẹ trong buổi họp sơ kết học kỳ I năm học 2023 - 2024. Ảnh: PV

Chống 'sốc' cho giáo viên trẻ

GD&TĐ - Không chỉ gặp khó khăn về phương pháp sư phạm, nhiều giáo viên trẻ còn hạn chế trong kỹ năng quản lý lớp học, tương tác với phụ huynh, học sinh…