Bắc Kinh nói gì khi Washington coi là “phép thử”?

GD&TĐ - Bắc Kinh bác bỏ ý kiến của Washington cho rằng Trung Quốc là một “phép thử địa chính trị” đối với Mỹ.

Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tại bãi bắn Khmelevka trên bờ biển Baltic ở Vùng Kaliningrad của Nga.
Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tại bãi bắn Khmelevka trên bờ biển Baltic ở Vùng Kaliningrad của Nga.

Trung Quốc cho rằng không thể tránh khỏi việc 2 quốc gia với lịch sử, văn hóa và hệ thống chính trị khác nhau sẽ bất đồng về một số vấn đề.

“Điều cốt yếu là tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng với nhau, quản lý một cách hợp lý và xử lý vấn đề theo hướng xây dựng. Đối thoại tốt hơn là đối đầu” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân cho biết hôm 4/3.

 “Trung Quốc luôn là người xây dựng hòa bình thế giới” và đóng góp tích cực vào sự phát triển toàn cầu, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác coi sự tiến bộ của Bắc Kinh là một cơ hội chứ không phải thách thức” - Phát ngôn viên trên nói – “Hy vọng rằng Mỹ sẽ nhìn nhận mối quan hệ Mỹ - Trung một cách khách quan và hợp lý, phù hợp với xu thế thời đại và từ bỏ tư duy đánh đổi lỗi thời”.

Hôm 4/3 Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố Trung Quốc đại diện cho “phép thử địa chính trị lớn nhất thế kỷ 21 của Mỹ” và cho rằng siêu cường mới nổi này là quốc gia duy nhất đủ mạnh để gây nguy hiểm cho trật tự thế giới hiện tại.

“Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc sẽ mang tính cạnh tranh khi cần thiết, hợp tác khi có thể và đối nghịch khi cần phải thế…”– ông Blinken nói trong một bài phát biểu trước Bộ Ngoại giao.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thí sinh dự thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức năm 2024. Ảnh: VNU-HCM

Trường ĐH KHXH&NV TPHCM tuyển mới 3 ngành

GD&TĐ - Kinh doanh thương mại Hàn Quốc, Quốc tế học và Nghệ thuật học lần đầu được Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TPHCM tuyển sinh.