Thế giới lao đao vì khan hiếm chip bán dẫn

GD&TĐ - Là linh kiện thiết yếu trong điện thoại thông minh, máy tính xách tay, ôtô... đến đồ điện tử gia dụng nhưng chip bán dẫn đang trở nên khan hiếm hơn bao giờ hết.

Lĩnh vực sản xuất điện tử chịu tổn thương nặng nề vì thiếu chip.
Lĩnh vực sản xuất điện tử chịu tổn thương nặng nề vì thiếu chip.

Sự thiếu hụt nguồn cung gây ra tình trạng hoạt động đình trệ, thâm hụt tài chính tại các xưởng sản xuất khắp nơi trên thế giới.

Khởi nguồn sự thiếu hụt

Khi đại dịch Covid-19 từ Trung Quốc lây lan sang châu Âu, châu Mỹ vào mùa xuân năm 2020, các nhà sản xuất ôtô hàng đầu như General Motors, Ford Motor và Volkswagen tạm đóng cửa các dây chuyền sản xuất. Dự đoán thị trường ôtô sẽ sụt giảm trong vài tháng nên các nhà sản xuất đã hủy đơn đặt hàng chip bán dẫn, sử dụng trong hệ thống điện tử xe hơi.

Các xưởng đúc chip như Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đã chuyển giao lực lượng sản xuất dự phòng trong năm 2020 cho các công ty sản xuất điện thoại thông minh, máy tính xách tay, thiết bị chơi game.

Đây là những sản phẩm công nghệ được mua nhiều nhất trong thời gian diễn ra đại dịch. Khi doanh số bán xe tăng trở lại nhanh hơn dự kiến trong quý III/2020, các nhà sản xuất ôtô liên tục đặt hàng chip bán dẫn. Tuy nhiên, các xưởng sản xuất không thể đáp ứng số lượng lớn.

Ngành công nghiệp chip hoạt động theo mô hình thời gian nên thường xuyên bị thiếu hụt do thiên tai hoặc các sự kiện nhân tạo khác. Cú đứt gãy chuỗi cung ứng gần nhất diễn ra cách đây 10 năm, khi trận động đất ở Fukushima, Nhật Bản phá hỏng trung tâm sản xuất chip ôtô

Renesas Electronics. Năm 1997, tình trạng thiếu chip xảy ra khi máy nuôi thú ảo Tamagotchi, do Nhật Bản sản xuất, tạo nên cơn sốt trong giới trẻ. Nhu cầu sản xuất máy đồ chơi lớn, đột ngột đã khiến ngành công nghiệp chip chao đảo một thời gian, thậm chí tràn sang các lĩnh vực khác.

Sóng thần ập đến

Bên trong nhà máy sản xuất chip bán dẫn.

Bên trong nhà máy sản xuất chip bán dẫn.

Thiếu chip bán dẫn đã gây tổn thương nghiêm trọng cho hàng loạt lĩnh vực sản xuất điện tử trên thế giới. Ngành công nghiệp ôtô là lĩnh vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi khan hiếm chip, trầm trọng nhất là các nhà sản xuất GM, Ford, VW. Tình trạng này dự kiến ảnh hưởng xấu đến doanh số và sản lượng sản xuất trong năm nay.

Nghiên cứu của Công ty IHS Markit chỉ ra thiếu chip ảnh hưởng đến việc sản xuất 1,3 triệu xe ôtô, xe tải trên toàn cầu trong quý đầu năm 2021. Sự gián đoạn càng trở nên trầm trọng khi nhà máy sản xuất Renesas tại Nhật Bản bị cháy vào tháng 3 và các nhà sản xuất chip bán dẫn tại Texas bị ảnh hưởng do mùa đông khắc nghiệt kéo dài.

Tháng 4/2021, hãng xe Mini của Anh đã đình chỉ dây chuyền sản xuất trong 3 ngày vì khan hiếm chip trong khi Ford cảnh báo phải giảm sản xuất 1,1 triệu xe trong năm nay.

Từ cuối năm 2020, tình trạng thiếu hụtnhư cơn sóng thần tràn vào lĩnh vực sản xuất điện tử tiêu dùng như máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy chơi game. Tháng 4 vừa qua, Apple thông báo lỗ 3-4 tỷ USD vì phải lùi lịch giao iPad, Macbook trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao do xu hướng làm việc tại nhà.

Ngoài thiết bị điện tử tiêu dùng, lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng cũng chịu chung hoàn cảnh. Midea Group, tập đoàn sản xuất hàng đầu thế giới về tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa không khí buộc phải tăng giá nhập khẩu chip để sản xuất kịp đáng ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các tập đoàn như Samsung, Sony, Xiaomi cũng phải tăng giá sản phẩm vì giá chip tăng cao.

Xoay chuyển vấn đề

TSMC, công ty chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 80% chip sử dụng trong ôtô cho biết dự kiến đầu tư 2,87 tỷ USD để mở rộng nhà máy tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc. Công suất hoạt động hứa hẹn sẽ tăng vọt vào nửa cuối năm 2022.

Intel Corp, nhà sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ, cũng có kế hoạch gia nhập thị trường sản xuất cho ôtô dù trước đây họ thờ ơ với lĩnh vực này. Đầu tháng 5, Intel thông báo sẽ đầu tư 3,5 tỷ USD để mở rộng nhà máy sản xuất tại bang New Mexico, Mỹ, bên cạnh các khoản đầu tư hàng tỷ USD cho nhà máy tại Mỹ, Ireland và Israel.

Không lường trước sự khan hiếm chip trong năm 2020, các chuyên gia công nghệ hi vọng tình trạng chỉ kéo dài đến năm 2022. Dù các xưởng sản xuất đã đẩy mạnh công suất hoạt động, sản lượng đầu ra tăng, họ vẫn chưa đủ đáp ứng và giải quyết tình trạng trong năm nay.

Sự kéo dài này sẽ ảnh hưởng nặng nhất lên lĩnh vực đồ gia dụng, vốn hoạt động với tỷ suất lợi nhuận thấp trong nhiều năm.

Tình trạng khan hiếm chip không phải hậu quả trực tiếp từ cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung. Tuy nhiên, nó chỉ ra chip bán dẫn có vai trò đặc biệt quan trọng, gần như là đi đầu trong lĩnh vực công nghệ.

Đồng thời, nó giúp tăng trưởng kinh tế, góp phần xây dựng an ninh quốc gia. Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu đã bắt tay xây dựng chuỗi cung ứng chip bền bỉ, vững vàng hơn để đối chọi với các cú sốc từ bên ngoài hoặc do chính trị.

Chính phủ Trung Quốc coi việc tự cung cấp chip bán dẫn là mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, kế hoạch này khó khả thi vì việc cung ứng chip bán dẫn mang tính toàn cầu.

Trong khi đó, Tổng thống Biden thúc đẩy đưa ngành sản xuất chip bán dẫn về lại nước Mỹ, thay vì phải nhập khẩu từ các nước trên thế giới. Chương trình này nằm trong kế hoạch xây dựng đất nước trị giá hàng nghìn tỷ USD.

Theo SCMP

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.