Thế giới có hơn một tỉ người “tàng hình”

GD&TĐ - Một nghiên cứu toàn cầu do tổ chức Ngân hàng thế giới (WB) tiến hành cho thấy hơn 1,1 tỉ người trên thế giới không có chứng minh thư (căn cước công dân). Điều này chứng tỏ khoảng 15% dân số thế giới đang bị từ chối tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục.  

Thế giới có hơn một tỉ người “tàng hình”

Nhiều người trong số những người “không được xác minh” trên đang sống ở châu Phi và châu Á, những vùng đói nghèo, dịch bệnh và liên tục có xung đột vũ trang. Đặc biệt, hơn 1/3 trong số đó là trẻ em – chương trình “Identification for Development” (ID4D) của WB cho biết.

Theo ông Vyjayanti Desai, người đứng đầu chương trình ID4D, lý do cơ bản khiến nhiều người không có chứng minh thư là khoảng cách về địa lý giữa dân số vùng nông thôn đang phát triển và các dịch vụ của chính phủ thường tập trung ở vùng thành thị. Theo cựu bộ trưởng Phát triển của Peru Carolina Trivelli, việc đi từ những khu vực Amazone thuộc Peru tới các văn phòng của chính phủ có thể mất tới 5 ngày đi bộ và bằng thuyền.

Thậm chí nếu những người từ các khu vực nghèo đói xin sự hỗ trợ, họ thường gặp phải những thủ tục quan liêu ở thành thị vốn rất khó khăn, nếu như không nói là không thể hiểu để xử lý.

Nhiều gia đình ở những khu vực kém phát triển không biết rằng việc không đăng ký có thể gây ra nhiều vấn đề phức tạp, bao gồm bị từ chối nhân quyền, tăng cơ hội bị kết hôn sớm và tham gia lực lượng lao động khi chưa đến tuổi.

Đại diện Annie – Sophie Lois của Liên hợp quốc cho rằng nhiều người có thể đã tránh việc đăng ký bởi vì ngại tốn kém khi tuyên bố khai sinh, trong khi đó một số gia đình khác lại thích không được chính thức công nhận vì lo ngại vấn đề an toàn và phân biệt đối xử.

Ông Trivelli cho rằng “người dân sợ bị xác minh là thuộc nhóm dân tộc hay quốc tịch nào đó. Đôi khi đáng buồn là chính phủ lại có sự ưu tiên giữa nhóm người này hơn so với nhóm người khác”.

Nhiều tổ chức đang hoạt động để có thêm nhiều người đăng ký làm chứng minh thư  thông qua việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số. Những công nghệ này “sẽ tăng cường việc đăng ký, cung cấp giấy tờ hợp pháp về các sự kiện quan trọng và tạo ra những con số thống kê hoàn chỉnh, chính xác” – đại diện Lois của Liên hợp quốc cho hay.

Tổ chức nhân đạo Plan International đã tạo một chiến dịch mang tên “Every Child Counts” năm 2005 và đã đăng ký được cho hơn 40 triệu trẻ em tại 32 quốc gia. Tổ chức này đã phát triển một ứng dụng điện thoại để người đứng đầu làng mạc có thể sử dụng báo với chính phủ về những trường hợp sinh, tử trong cộng đồng của mình.

Một bức tranh dữ liệu rõ ràng tại các quốc gia đang phát triển rất quan trọng đối với Liên hợp quốc cũng như các tổ chức nhân quyền khác để họ có thể phân bố các nguồn lực và hỗ trợ trên toàn thế giới.

Theo Sputnik

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.