Thế giới chật vật đối phó nạn mù chữ

GD&TĐ - Cứ 4 thanh thiếu niên tại các nước đang phát triển không thể đọc được một câu hoàn chỉnh – theo một báo cáo của UNESCO.

Trẻ em nghèo khó có cơ hội được xóa mù chữ
Trẻ em nghèo khó có cơ hội được xóa mù chữ

Điều này cảnh báo rằng chất lượng GD yếu kém đã khiến cho nạn mù chữ lan rộng hơn những gì chúng ta tưởng.

Mù chữ - căn bệnh trầm kha

Báo cáo của UNESCO – tổ chức GD khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc - mới công bố cho thấy 175 triệu người trẻ tuổi ở các nước đang phát triển thiếu các kỹ năng đọc cơ bản.

“Vấn đề tiếp cận với GD không phải là cuộc khủng hoảng duy nhất – chất lượng GD kém cũng đang kìm hãm việc học tập thậm chí với những người đã được đi học” – Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova cho biết. 

Ước tính 250 triệu trẻ em không được học các kỹ năng đọc và làm toán cơ bản – theo bản báo cáo trên - mặc dù một nửa trong số này đã dành ít nhất 4 năm ở trường học. “Cuộc khủng hoảng học tập toàn cầu” này tiêu tốn của các nước đang phát triển hàng tỉ đô la mỗi năm vào việc cấp kinh phí cho GD không hiệu quả này.

Tỷ lệ người lớn không biết chữ vẫn cao trong thập kỷ vừa qua. Năm 2011, có 774 triệu người lớn không biết chữ, giảm 1% so với năm 2000. Con số này được dự đoán sẽ giảm nhẹ xuống còn 743 triệu vào năm 2015.

10 quốc gia là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ethiopia, Ai Cập, Brazil, Indonesia và Cộng hòa Congo, chiếm gần ¾ số người lớn không biết chữ trên thế giới.

Trên toàn thế giới, gần 2/3 số người lớn mù chữ là phụ nữ - một con số gần như không thay đổi kể từ năm 1990. Nếu những xu hướng hiện tại vẫn tiếp diễn thì những phụ nữ trẻ nghèo nhất tại các nước đang phát triển rất có thể sẽ không xóa được nạn mù chữ cho tới năm 2072.

Pauline Rose – người đứng đầu bản báo cáo – cho biết việc biết chữ và GD cho người lớn đã không được quan tâm vì các nhà chức trách mải tập trung vào tăng cường tỷ lệ học tiểu học tại các nước nghèo. Những biện pháp đo lường sự tiến bộ ở cấp độ quốc gia và thế giới thường đi sâu vào sự bất bình đẳng.

Nếu những xu hướng hiện tại tiếp tục thì những cậu bé giàu có nhất ở tiểu vùng Sahara châu Phi sẽ hoàn thành phổ cập GD vào năm 2021, trong khi những cô bé nghèo nhất sẽ phải chờ cho tới năm 2086.

Nước giàu cũng gặp khó khăn.

Hệ thống GD tại các nước giàu cũng không giúp gì cho các nhóm thiểu số - bản báo cáo cho biết. Ở New Zealand, gần như tất cả HS giàu có đều đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu ở lớp 4 và 8, trong khi đó, chỉ có 2/3 số HS nghèo làm được việc này. 

Hơn 10% HS lớp 8 ở Na Uy và Anh thể hiện khả năng học tập dưới mức trung bình ở môn Toán vào năm 2011.

Năm ngoái, một cuộc khảo sát những kỹ năng cơ bản của tổ chức OECD đã tạo nên mộc cuộc tranh cãi trên diện rộng về tình trạng mù chữ ở người trẻ tuổi và người lớn ở các nước giàu. Việc không duy trì được GD cho người sau 16 tuổi và những vấn đề cố hữu như nghèo đói và bất bình đẳng xã hội được cho là nguyên nhân.

Cần nỗ lực đúng cách

Bản báo cáo cho biết các chính phủ phải tư duy lại những chính sách giảng dạy và tăng gấp đôi nỗ lực để đảm bảo đem lại lợi ích cho những học viên khó khăn. Các chính phủ phải đào tạo GV để hỗ trợ cho học viên yếu nhất, cũng như có chính sách khen thưởng để thu hút và duy trì những GV giỏi nhất.

Nhiều quốc gia đang phát triển đang mau chóng tăng cường số lượng GV bằng cách thuê người không qua đào tạo. Điều này có thể giúp đưa thêm trẻ em tới trường nhưng lại đặt chất lượng GD vào sự nguy hiểm. 

“Điều gì sẽ xảy ra nếu sau 5 năm ở trường mà trẻ em không đạt được những kỹ năng cần thiết?” – bà Rose nói.

Các quốc gia nên cam kết chi ít nhất 6% tổng sản lượng quốc gia của mình cho GD – bản báo cáo cho biết. Những nhà tài trợ phải tăng hỗ trợ cho GD và tập trung hơn vào việc giúp đỡ những người nghèo nhất, khó khăn nhất.

Theo Guardian

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.