Chùm ảnh trường học Nghệ An đưa học bơi, kỹ năng sinh tồn vào chính khóa

GD&TĐ - Nhiều trường học tại Nghệ An đang tích cực đưa dạy bơi vào chương trình chính khóa. Qua đó, vừa tạo hứng thú cho học sinh đến trường, vừa trang bị kỹ năng sinh tồn cơ bản cho các em.

Dạy bơi đưa được vào chương trình môn Thể dục tại Trường Tiểu học Việt - Anh (TP Vinh, Nghệ An).
Dạy bơi đưa được vào chương trình môn Thể dục tại Trường Tiểu học Việt - Anh (TP Vinh, Nghệ An).
Trường Mầm non Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ, phụ huynh và người dân ngay tại bờ suối. Theo cô Lê Hồng Quang - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường có 5 điểm lẻ tại các bản nằm dọc sông, suối. Vì vậy, việc tổ chức chương trình ngay tại đây là ví dụ trực quan sinh động để trẻ mầm non có thể hiểu và tiếp thu.
Trường Mầm non Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An tổ chức chương trình truyền thông phòng chống tai nạn đuối nước cho trẻ, phụ huynh và người dân ngay tại bờ suối. Theo cô Lê Hồng Quang - Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trường có 5 điểm lẻ tại các bản nằm dọc sông, suối. Vì vậy, việc tổ chức chương trình ngay tại đây là ví dụ trực quan sinh động để trẻ mầm non có thể hiểu và tiếp thu.
Để chương trình đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn, Trường Mầm non Xá Lượng đã mời các đơn vị cùng phối hợp tham gia gồm Trạm y tế xã, Công an xã, Đoàn thanh niên cũng như đại diện chính quyền địa phương, Phòng GD&DDT huyện Tương Dương tham gia.
Để chương trình đạt hiệu quả và đảm bảo an toàn, Trường Mầm non Xá Lượng đã mời các đơn vị cùng phối hợp tham gia gồm Trạm y tế xã, Công an xã, Đoàn thanh niên cũng như đại diện chính quyền địa phương, Phòng GD&DDT huyện Tương Dương tham gia.
Nội dung chương trình truyền thông gồm: Cứu hộ kịp thời khi nạn nhân đuối nước; sơ cứu nạn nhân đuối nước bằng phương pháp hô hấp nhân tạo, ép tim lồng ngực; kỹ thuật bơi cơ bản dành cho trẻ em. Trẻ cũng được thực hành kỹ năng cứu nạn khi thấy người đuối nước như: hô hoán kêu cứu, tìm sào tre, ném phao, can nhựa có buộc dây thừng để nạn nạn bám vào bơi lên bờ.
Nội dung chương trình truyền thông gồm: Cứu hộ kịp thời khi nạn nhân đuối nước; sơ cứu nạn nhân đuối nước bằng phương pháp hô hấp nhân tạo, ép tim lồng ngực; kỹ thuật bơi cơ bản dành cho trẻ em. Trẻ cũng được thực hành kỹ năng cứu nạn khi thấy người đuối nước như: hô hoán kêu cứu, tìm sào tre, ném phao, can nhựa có buộc dây thừng để nạn nạn bám vào bơi lên bờ.
Tại TP Vinh, nhiều trường học đã xây dựng bể bơi, đưa hoạt động này trở thành tiết học trong bộ môn Giáo dục thể chất. Tuy nhiên, việc dạy học bơi chủ yếu chỉ được triển khai ở một số trường ngoài công lập như Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Trường Tiểu học Việt Anh.

Tại TP Vinh, nhiều trường học đã xây dựng bể bơi, đưa hoạt động này trở thành tiết học trong bộ môn Giáo dục thể chất. Tuy nhiên, việc dạy học bơi chủ yếu chỉ được triển khai ở một số trường ngoài công lập như Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Trường Tiểu học Việt Anh.

Tại Trường Tiểu học Việt Anh - bắt đầu từ đầu tháng 4, một tuần hai buổi học sinh lớp 1 đến lớp 5 sẽ được dạy bơi trong chương trình môn Thể thể dục. Các em được dạy bài bản từng kỹ năng trên bờ, tập nhịn thở dưới nước, tập nổi trước khi học động tác bơi.
Tại Trường Tiểu học Việt Anh - bắt đầu từ đầu tháng 4, một tuần hai buổi học sinh lớp 1 đến lớp 5 sẽ được dạy bơi trong chương trình môn Thể thể dục. Các em được dạy bài bản từng kỹ năng trên bờ, tập nhịn thở dưới nước, tập nổi trước khi học động tác bơi.
Trong mỗi buổi học, để đảm bảo an toàn, ngoài giáo viên Thể dục, còn có giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách đội tham gia quản lý, quan sát học sinh. Trong ảnh, cô Nguyễn Thị Thu Trang - GV chủ nhiệm lớp 1 Trường Tiểu học Việt - Anh động viên 1 bạn học sinh để em bình tĩnh khi ở dưới nước.
Trong mỗi buổi học, để đảm bảo an toàn, ngoài giáo viên Thể dục, còn có giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách đội tham gia quản lý, quan sát học sinh. Trong ảnh, cô Nguyễn Thị Thu Trang - GV chủ nhiệm lớp 1 Trường Tiểu học Việt  - Anh động viên 1 bạn học sinh để em bình tĩnh khi ở dưới nước.
Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, sau vài buổi học, nhiều bạn đã biết nổi và lấy hơi để tập bơi.
Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, sau vài buổi học, nhiều bạn đã biết nổi và lấy hơi để tập bơi.
Sau mỗi buổi học bơi, các bạn học sinh thích thú khi được vui chơi tự do dưới nước.
Sau mỗi buổi học bơi, các bạn học sinh thích thú khi được vui chơi tự do dưới nước.
Bể bơi thông minh của Trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) trị giá 600 triệu đồng, do nhà trường huy động cựu học sinh các khóa quyên góp, ủng hộ xây dựng.
Bể bơi thông minh của Trường THPT Nghi Lộc 2 (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) trị giá 600 triệu đồng, do nhà trường huy động cựu học sinh các khóa quyên góp, ủng hộ xây dựng.
Bể bơi Trường THPT Nghi Lộc 2 đã đi vào hoạt động gần 1 tháng nay. Do số lượng học sinh đông, nên thời gian đầu nhà trường cho học sinh tự tập luyện có giám sát, quản lý của giáo viên. Sau đó sẽ khảo sát, kiểm tra để phân loại, những em nào chưa biết bơi sẽ được chia thành từng nhóm lớp để dạy bơi cho đến khi thành thạo.
Bể bơi Trường THPT Nghi Lộc 2 đã đi vào hoạt động gần 1 tháng nay. Do số lượng học sinh đông, nên thời gian đầu nhà trường cho học sinh tự tập luyện có giám sát, quản lý của giáo viên. Sau đó sẽ khảo sát, kiểm tra để phân loại, những em nào chưa biết bơi sẽ được chia thành từng nhóm lớp để dạy bơi cho đến khi thành thạo.
Ngoài phục vụ việc dạy bơi cho học sinh của mình, Trường THPT Nghi Lộc 2 còn mở cửa bể bơi cho trẻ em tiểu học, THCS ở trong vùng vào vui chơi, tập bơi. Theo thầy Nguyễn Văn Phương - Hiệu trưởng nhà trường: "Mục đích của việc mở cửa nhằm thu hút trẻ em vào bể bơi có sự quản lý, giám sát của người lớn, hạn chế ra ao hồ tắm mát tiềm ẩn nguy hiểm. Hiện kinh phí vận hành bể bơi do nhà trường hỗ trợ miễn phí. Về lâu dài, có thể nhà trường sẽ thu một khoản phí nhỏ để phục vụ bảo dưỡng bể bơi, trả tiền điện nước...".
Ngoài phục vụ việc dạy bơi cho học sinh của mình, Trường THPT Nghi Lộc 2 còn mở cửa bể bơi cho trẻ em tiểu học, THCS ở trong vùng vào vui chơi, tập bơi. Theo thầy Nguyễn Văn Phương - Hiệu trưởng nhà trường: "Mục đích của việc mở cửa nhằm thu hút trẻ em vào bể bơi có sự quản lý, giám sát của người lớn, hạn chế ra ao hồ tắm mát tiềm ẩn nguy hiểm. Hiện kinh phí vận hành bể bơi do nhà trường hỗ trợ miễn phí. Về lâu dài, có thể nhà trường sẽ thu một khoản phí nhỏ để phục vụ bảo dưỡng bể bơi, trả tiền điện nước...".

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Nghệ An, hiện toàn tỉnh có 121 bể bơi đi vào hoạt động, trong đó có 64 bể bơi cố định, còn lại là bể bơi di động. Tuy nhiên, số bể bơi trong trường học rất ít. Vì vậy, việc vận dụng linh hoạt điều kiện thực tế để triển khai dạy học bơi, trang bị kỹ năng phòng tránh tại nạn đuối nước cho học sinh đang được khuyến khích nhân rộng.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một lớp học của Trường Tiểu học Thủ Lệ (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Phòng GD&ĐT

Khơi thông chính sách cho nhà giáo

GD&TĐ - Trong năm 2024, nhiều “điểm nghẽn” về chính sách dành cho nhà giáo được tháo gỡ, tạo động lực để các thầy, cô cống hiến.